Phát hiện được 16 loài côn trùng gây hại ở cây càphê

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã phát hiện được 16 loài dịch hại trên cây càphê, tập trung ở 12 họ của 6 bộ côn trùng.

Trong đó có những loài sâu hại thường xuyên xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê như thối nứt thân, gỉ sắt, rệp sáp vẩy xanh, rệp vẩy nâu, rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ, sâu đục thân, mọt đục cành, đục quả cà phê, tuyến trùng...

Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk, do thời tiết mưa, nắng bất thường nên xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại trên cây cà phê. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: sâu bệnh hại trên cây cà phê hiện lên đến 20 - 27% trong tổng diện tích cà phê, trong đó chủ yếu là bệnh rệp sáp, rệp sáp mềm xanh, gỉ sắt, thối rụng quả cà phê.

Phát hiện được 16 loài côn trùng gây hại ở cây càphê

Hầu hết các vùng trọng điểm cà phê của tỉnh như Cư M’Gar, Krông Năng, Ea H’Leo, Krông Pắk đều đã xuất hiện các loại rệp sáp, mọt đục cành, đục quả cà phê.

Các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Lắk đã khuyến cáo các doanh nghiệp, các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê tập trung làm vệ sinh đồng ruộng, cắt, thu gom và đốt các cành bị rệp sáp gây hại nặng trước khi xử lý thuốc bảo vệ thực vật.

Trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển của các loại dịch hại, các ngành chức năng cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp và các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê cần phân loại để có quy trình phun hóa chất hợp lý đối với từng đối tượng gây hại, đồng thời có biện pháp chăm sóc nhằm tăng sức kháng sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây cà phê phát triển cho năng suất ổn định.

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 191.000 ha cà phê, với sản lượng mỗi năm đạt từ 400.000 tấn cà phê nhân trở lên, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Pắk, Krông Năng, Ea H’Leo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News