Phát hiện gây sốc: Trái đất đang quay chậm lại vì Mặt trăng "bỏ chạy"

Vòng quay của Trái đất đang chậm lại thấy rõ, các nhà nghiên cứu Mỹ và Đức chứng minh.

Công trình vừa công bố trên Nature Geoscience cho hay vòng quay của Trái đất đã chậm đi rất nhiều lần kể từ khi hành tinh ra đời, và hiện tại vẫn đang tiếp tục thay đổi, trong khi mặt trăng thì ngày một di chuyển ra xa.

Nhà vi sinh vật học Gregory Dick từ Đại học Michigan (Mỹ) cho biết ông và các cộng sự đã nghiên cứu về quá trình oxy hóa bầu khí quyển của Trái đất, điều liên quan mật thiết đến tốc độ quay của hành tinh. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tốc độ Trái đất quay, hay nói cách khác là độ dài ngày của nó, có thể ảnh hưởng quan trọng đến mô hình và thời gian oxy hóa của Trái đất" – ông nói

Phát hiện gây sốc: Trái đất đang quay chậm lại vì Mặt trăng bỏ chạy
Trái đất và bầu khí quyển bị tác động nhiều bởi vòng quay - (Ảnh: NASA)

Theo Science Alert, điểm đáng chú ý nằm ở 2,4 tỉ năm trước, vi khuẩn lam (tảo lam) xuất hiện và sinh sôi, tạo nhiều oxy hơn như sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất. Đây là một trong những sinh vật có ý nghĩa quan trọng với sự sống muôn loài, vì tạo ra môi trường cần thiết để các loài khác có thể xuất hiện, sinh tồn và tiến hóa, bao gồm chúng ta.

Vi khuẩn lam là loài "dậy muộn", do đó sự kiện oxy hóa lớn giúp bùng nổ sự sống chỉ có thể xảy ra khi một ngày đủ dài. Liên kết các mô hình tiến hóa, mô hình toàn cầu và nồng độ oxy, nhóm nghiên cứu phát hiện ra độ dài ngày đã nhiều lần liên quan đến sự gia tăng lượng oxy của Trái đất, bao gồm sự kiện 2,4 tỉ năm nói trên và một Sự kiện oxy hóa Đại Nguyên Sinh xảy ra khoảng 800-550 triệu năm trước.

Họ chỉ ra rằng vào mốc 1,4 tỉ năm trước, một ngày Trái đất chỉ dài 18 giờ. 70 triệu năm trước, một ngày ngắn hơn ngày nay nửa giờ. Các phép thống kê cho thấy một ngày đang tăng thêm khoảng 1,8 mili giây mỗi thế kỷ.

Lý do Trái đất quay chậm lại là do tác động của lực hấp dẫn từ Mặt trăng. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vệ tinh này đang rời xa Trái đất dần dần, chậm chạp, từ đó kìm hãm vòng quay của hành tinh.

Công trình có sự phối hợp của Viện Max Planck về Vi sinh vật biển và Trung tâm Nghiên cứu Biển Nhiệt đới Leibniz (Đức).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Virgin Galactic mở bán vé du lịch vũ trụ 450.000 USD

Virgin Galactic mở bán vé du lịch vũ trụ 450.000 USD

Công ty của tỷ phú Richard Branson tăng giá vé lên gần gấp đôi sau thành công của chuyến bay lên rìa vũ trụ tháng trước.

Đăng ngày: 06/08/2021
Module cũ của Nga bốc cháy trong khí quyển Trái đất

Module cũ của Nga bốc cháy trong khí quyển Trái đất

Từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành gia người Pháp Thomas Pesquet theo dõi module Pirs vỡ thành nhiều mảnh như pháo hoa.

Đăng ngày: 06/08/2021
Startup Đức chạy đua chế tạo

Startup Đức chạy đua chế tạo "taxi vệ tinh"

Trước sự bùng nổ của vệ tinh thương mại, các công ty khởi nghiệp của Đức đang gấp rút phát triển tên lửa phóng nhằm cạnh tranh với SpaceX.

Đăng ngày: 06/08/2021
Ngôi sao bị

Ngôi sao bị "trục xuất" khỏi dải Ngân Hà ở tốc độ 3,2 triệu km/h

Ngôi sao giàu kim loại LP 40−365 bị đẩy bay ra khỏi dải Ngân Hà sau vụ nổ siêu tân tinh với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần viên đạn.

Đăng ngày: 06/08/2021
Boeing hoãn chuyến phóng tàu thử nghiệm lên vũ trụ do trục trặc hệ thống

Boeing hoãn chuyến phóng tàu thử nghiệm lên vũ trụ do trục trặc hệ thống

Ngày 3/8, hãng Boeing đã hoãn việc phóng tàu con nhộng CST-100 Starliner lên Trạm vũ trụ quốc tế do trục trặc hệ thống không mong muốn.

Đăng ngày: 05/08/2021
Mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ diễn ra vào tháng 8

Mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ diễn ra vào tháng 8

Mưa sao băng Perseids sẽ diễn ra từ ngày 17/7-24/8 hằng năm, đạt cực đại vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 với tần suất có thể tới 60 vệt sao băng/giờ, là một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm.

Đăng ngày: 05/08/2021
Phát hiện siêu hành tinh gấp 1.320 lần Trái đất nhưng... hỏng nặng

Phát hiện siêu hành tinh gấp 1.320 lần Trái đất nhưng... hỏng nặng

Một siêu hành tinh mới vừa được xác định quanh ngôi sao 7,4 tỉ năm tuổi Kepler-174, là đại diện cho nhóm hành tinh thất bại.

Đăng ngày: 05/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News