Phát hiện ‘gen ngủ’ ở ruồi giấm

Trong khi các nhà khoa học và các nhà vật lý biết điều gì xảy ra nếu bạn không ngủ đủ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm, họ vẫn chưa giải thích được điều gì thực sự kiểm soát nhu cầu ngủ của chúng ta. Các nhà nghiên cứu tại đại học Y tế Pennsylvania cuối cùng đã câu trả lời, ít nhất là đối với ruồi giấm. Trong nghiên cứu gần đây trên ruồi giấm, họ đã nhận biết được gen kiểm soát giấc ngủ.

Amita Sehgal, giáo sư tiến sĩ về khoa học thần kinh đồng thời là điều tra viên tại Học viên y tế Howard Hughes (HHMI) cho biết: “Chúng ta dành, hay nên dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Việc chúng ta cần dành nhiều thời gian cho việc ngủ như vậy là một ý tưởng thú vị. Đồng thời, chứng thiếu ngủ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và làm suy yếu chức năng thần kinh”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science số mới nhất.

Ruồi giấm thường ngủ 12 tiếng một ngày. Sehgal cùng đồng nghiệp dã nghiên cứu 3.500 con ruồi giấm và tìm thấy đột biến trên những con ruồi ngủ rất ít (1 đến 2 tiếng một ngày) hoặc hoàn toàn không ngủ. Những con ruồi không ngủ mang đột biến trên một gen mà Sehgal và các đồng nghiệp đặt tên là Sleepness. Họ tin rằng gen Sleepness (gen Ngủ) mã hóa một protein ảnh hưởng đến việc liệu những ống ion kali trong não mở hay đóng. Khi những ống này mở, não hoạt động và ruồi sẽ tỉnh. Khi chúng được đóng lại thì những con ruồi ngủ. Loại protein này ở những con ruồi mắc chứng mất ngủ thường ít hơn.

Phát hiện ‘gen ngủ’ ở ruồi giấm

Trong nghiên cứu gần đây trên ruồi giấm, các nhà khoa học đã nhận biết được gen kiểm soát giấc ngủ (Ảnh: iStockphoto)

Việc thiếu ngủ để lại nhiều hậu quả. Vòng đời của những con ruồi giấm thiếu ngủ chỉ bằng một nửa so với những con không mang đột biến. Chúng cũng gặp phải rối loạn về chức năng và sự bồn chồn trong giấc ngủ ngắn ngủi của mình.

Hoạt động ngủ bị chi phối bởi hai quá trình: đồng hồ sinh học (circadian) và cân bằng nội môi (homeostatic). Đồng hồ sinh học quy định thời gian của giấc ngủ, trong khi cơ chế cân bằng nội môi ảnh hưởng đến nhu cầu ngủ. Đồng thời, gen Sleepness ảnh hưởng đến cơ chế cân bằng nội môi.

Ngủ không chỉ dành cho con người – hiện tượng sinh lý này xuất hiện trên tất cả các sinh vật từ ruồi, chó đến con người. Điều này cho thấy sự cần thiết của giấc ngủ đối với cuộc sống. Ngủ không đủ và ngủ kém là vấn đề đang gia tăng tại các nước công nghiệp hóa. Chỉ riêng trên Hoa Kỳ, khoảng 70 triệu người gặp chứng mất ngủ kinh niên, nguyên nhân làm giảm năng suất làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Sehgal cho biết: “Trong tương lai xa, chúng tôi hy vọng rằng gen tương tự ở con người sẽ được cô lập và sẽ không chỉ mở rộng hiểu biết về giấc ngủ của con người, mà có thể trở thành mục tiêu cho các loại thuốc chữa trị chứng mất ngủ”.

Ngoài Sehgal, các tác giả khác của bài báo bao gồm Kyunghee Koh, William J. Joiner, Mark N. Wu, Zhifeng Yue, và Corinne J. Smith, tất cả đều đến từ Penn và HHMI. Học viên y tế quốc gia, Đại học Pennsylvania và Quỹ Burroughs-Wellcome đã tài trợ cho nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News