Phát hiện gene kiểm soát màu sắc, hoa văn trên cánh bướm

Lần đầu tiên các nhà khoa học quốc tế đã chứng minh được có những gien riêng biệt kiểm soát màu sắc và hoa văn sặc sỡ của những loài bướm trong tự nhiên.

Theo đó một nghiên cứu chỉ ra những chứng cứ trực tiếp cho thấy loại gene optix đã giữ quyền chi phối màu sắc và độ óng ánh của cánh bướm.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 để "phá vỡ" đoạn gene optix. Những con bướm bị can thiệp gene này rốt cuộc đã chỉ có những đôi cánh màu đen và trắng chứ không sặc sỡ như bình thường.

Phát hiện gene kiểm soát màu sắc, hoa văn trên cánh bướm
Khi các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene màu sắc của cánh bướm đã chuyển sang chỉ còn đen và trắng - (Ảnh: CORNELL).

Một nghiên cứu khác với phương pháp tiến hành tương tự bằng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 cho thấy, khi gene WntA bị cắt, những hoa văn trên cánh bướm cũng mất theo.

Các kết quả nghiên cứu vừa công bố được đánh giá là hết sức ấn tượng. Bởi chúng đã mô tả thuyết phục việc những gene đơn lẻ trong sinh vật đã tạo ra các hiệu quả tác động lớn như thế nào.

Nghiên cứu cũng đã bác lại quan niệm vốn phổ biến lâu nay khi cho rằng việc kiểm soát màu sắc cũng như hoa văn trên cánh bướm vốn do hàng chục, hoặc hàng trăm gene phức tạp cùng tham gia.

Những phát hiện mới cũng có ý nghĩa lớn hơn liên quan tới gene trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Nó cho thấy có một số ít các gene chủ đạo, tức là những gene đơn lẻ có khả năng tạo ra ảnh hưởng lớn như gene optix và gene WntA, thường đóng vai trò trung tâm trong việc lặp lại những tiến hóa ở nhiều loài sinh vật khác nhau.

Vì chỉ có một số lượng hạn chế các gene nên những gene đó thường sẽ được sử dụng lại trong suốt quá trình tiến hóa. Theo thời gian, cùng một loại gene sẽ có những chức năng khác nhau và tác động trên các loài.

Chẳng hạn các nhà khoa học đã biết gene optix cũng có trên loài ruồi giấm, tuy nhiên ở loài này, gene optix liên quan tới sự phát triển của mắt hơn là ở màu sắc cánh như ở loài bướm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Giải mã thành công mạng lưới thị giác của não ấu trùng ruồi giấm

Giải mã thành công mạng lưới thị giác của não ấu trùng ruồi giấm

Với khoảng 2.000 tế bào, não ấu trùng ruồi giấm nhỏ hơn rất nhiều não một con ruồi giấm trưởng thành với 150.000 tế bào. Trong khi đó, con số này ở não người là khoảng 80 tỷ tế bào.

Đăng ngày: 20/09/2017
Hơn 8 tỉ cây tại Bắc Mỹ có nguy cơ biến mất chỉ vì một loài bọ xâm thực

Hơn 8 tỉ cây tại Bắc Mỹ có nguy cơ biến mất chỉ vì một loài bọ xâm thực

Tình trạng của loài tần bì ở Bắc Mỹ là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy mối đe dọa chính đối với động thực vật hoang dã là sâu bệnh xâm thực do các hoạt động của loài người.

Đăng ngày: 18/09/2017
Ký sinh trùng:

Ký sinh trùng: "Bạn" hay "thù" của con người?

Không có gì sai khi nói ký sinh trùng gây hại đối với cơ thể vật chủ. Chúng gây ra bệnh tật thậm chí làm con người tử vong, vì vậy chúng ta thường cố tránh bị lây nhiễm ký sinh trùng bằng mọi giá.

Đăng ngày: 17/09/2017
Tận dụng… ruồi, muỗi trong nghiên cứu khoa học

Tận dụng… ruồi, muỗi trong nghiên cứu khoa học

Những con vật tưởng chừng như vô dụng này lại đang giúp ích cho các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu mới.

Đăng ngày: 16/09/2017
Ấu trùng nằm rúc vào nhau thành búi lớn để tự vệ

Ấu trùng nằm rúc vào nhau thành búi lớn để tự vệ

Những con ấu trùng thuộc loài ong cắn lá co cụm lại với nhau thật chặt, chỉ để lộ một đầu ngọ nguậy.

Đăng ngày: 14/09/2017
Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới, có đến một phần ba loại ký sinh trùng trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng vào năm 2070 do biến đổi khí hậu. Việc này không chỉ làm giảm số lượng các loài trên hành tinh, mà còn đẩy nhanh quá trình biến mất của những loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 10/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News