Phát hiện gien điều khiển nhịp tim

Một nghiên cứu mới đã tìm ra gien đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định cho nhịp đập của tim. Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này có thể giúp phát triển ra một loại thuốc mới có khả năng điều trị hiệu quả bệnh đau tim và những bệnh liên quan.

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính có khoảng 7 triệu ca tử vong do bệnh tim trên thế giới hằng năm. Trong đó, hơn ½ số ca tử vong này là đột tử do rối loạn nhịp tim (rung tâm thất, mạch yếu,...).

Nhịp đập của tim được điều khiển bởi những tín hiệu điện nằm ở quả tim và tín hiệu đó được truyền tới các hệ cơ tim ở ngoài. Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Hoàng gia Anh đã tìm ra gien có tên là SCN10A, có chức năng điều khiển các tín hiệu điện này.

Các nhà khoa học tin rằng những sự thay đổi hay phá hủy gien SCN10A có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh về tim.

Với việc phát hiện ra loại gien này, các nhà nghiên cứu hy vọng chúng có thể giúp hiểu rõ hơn cơ chế điều khiển nhịp tim của cơ thể chúng ta và giúp phát triển những loại thuốc mới có khả năng điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tim mạch. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp các chuyên gia y học tìm tại sao nguy cơ mắc bệnh tim lại khác nhau ở người.

Tiến sĩ John Chambers, người đứng đầu cuộc nghiên cứu trên, nói: “Đột biến gien luôn có hai mặt lợi - hại. Một mặt nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, nhưng mặt khác nó có thể làm giảm nguy cơ đó. Chúng tôi đã xác định gien đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển nhịp tim. Sự khác nhau của gien này giữa những người khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhịp tim.”

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích gien của khoảng 20.000 người để tìm ra những gien nào có ảnh hưởng đến nhịp tim. Họ đã sử dụng điện tâm đồ để đo nhịp tim và thời gian các tín hiệu điện truyền tới các cơ tim của những người tham gia.

Từ khóa liên quan:

sinh học

gene

tim

nhịp tim

bệnh tim

y học

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News