Phát hiện gió "quái vật" với tốc độ 1.450km/h trên sao Mộc

Các chuyên gia phát hiện gió ở tầng bình lưu của khí quyển sao Mộc có tốc độ gấp ba lần những cơn lốc xoáy mạnh nhất trên Trái đất.

Các nhà khoa học phát hiện gió với tốc độ lên đến 1.450 km/h ở gần cực sao Mộc - hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời, Cnet hôm 18/3 đưa tin. Sao Mộc có điều kiện gió khắc nghiệt, nhưng giới chuyên gia mới chỉ nắm được rất ít thông tin về phần giữa của khí quyển hay tầng bình lưu.


Minh họa gió thổi ở tầng bình lưu, gần cực nam sao Mộc. (Ảnh: ESO/L. Calcada & NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS).

Thông thường, họ có thể ước tính tốc độ gió bằng cách theo dõi mây chuyển động. Tuy nhiên, tầng bình lưu của sao Mộc hoàn toàn vắng bóng mây, không giống những tầng khí quyển khác. Nhóm nghiên cứu phải đo tốc độ gió nhờ vụ va chạm của hành tinh này với sao chổi Shoemaker-Levy năm 1994.

Vụ va chạm khiến những phân tử hydro xyanua xuất hiện trong tầng bình lưu của khí quyển sao Mộc. Các nhà khoa học sử dụng hệ thống kính viễn vọng ALMA (Chile) để theo dõi chúng. Kết quả, họ phát hiện những luồng khí mạnh bên dưới cực quang có tốc độ nhanh gấp đôi cơn bão Vết Đỏ Lớn nổi tiếng trên sao Mộc và gấp ba lần những cơn lốc xoáy mạnh nhất Trái đất.

"Những luồng khí này có thể hoạt động giống một cơn lốc xoáy khổng lồ với đường kính gấp 4 lần Trái đất và cao tới 900 km", nhà thiên văn Bilal Benmahi tại Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Bordeaux (Pháp), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

"Một cơn lốc xoáy với kích thước như vậy sẽ là "quái vật khí tượng" độc nhất trong Hệ Mặt trời", Thibault Cavalié, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Astronomy and Astrophysics.

Việc phát hiện gió mạnh ở phần giữa khí quyển sao Mộc khiến các nhà khoa học ngạc nhiên vì họ dự đoán vận tốc gió ở độ cao này yếu hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu hy vọng các tàu vũ trụ bay đến sao Mộc trong tương lai, ví dụ tàu JUICE của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), sẽ giúp quan sát hành tinh này chi tiết hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News