Phát hiện gỗ 19 triệu năm tuổi dưới đáy biển

Phần lớn vụn gỗ trong trầm tích dưới đáy vịnh Bengal thuộc về những cây cổ đại mọc ở vùng đất thấp gần biển.

Sarah Feakins, chuyên gia tại Đại học Nam California, cùng nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu tích khu rừng cổ đại ở vịnh Bengal, Newsweek hôm 21/10 đưa tin. Họ thu thập mẫu trầm tích ở độ sâu hơn 3 km dưới biển và mang về phân tích. Kết quả cho thấy, phần lớn vụn gỗ trong trầm tích thuộc về những cây mọc ở vùng đất thấp gần biển. Một số lại bắt nguồn từ cây mọc trên dãy Himalaya, ở độ cao khoảng 3,2km so với mực nước biển.

Phát hiện gỗ 19 triệu năm tuổi dưới đáy biển
Hàng triệu năm trước, nhiều cây cổ đại có thể bị nước lũ cuốn trôi ra biển. (Ảnh: Flickr).

Nhóm nghiên cứu cho rằng những cây cổ đại này đã bật gốc khi gặp dòng nước xiết, có thể bắt nguồn từ sông băng hoặc một vụ lở đất. Sau đó, chúng tiếp tục bị lượng nước lớn do mưa, lũ hoặc bão, cuốn trôi hàng nghìn km, cuối cùng chìm tại vịnh Bengal.

Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy cây có thể bị cuốn đi xa hàng nghìn km, từ núi xuống biển sâu. Nghiên cứu mới cũng hé lộ thêm thông tin về vai trò của gỗ trong chu trình carbon của Trái Đất.

Carbon trong cây được giải phóng khi bị ăn, phân hủy hoặc cháy. Số cây cổ đại mới phát hiện bị cuốn đi không lâu sau khi chết nên chúng không phân hủy. Thay vào đó, gỗ tươi bị giam trong lớp trầm tích dưới đáy biển. Đây có thể là một cách để lưu giữ carbon hàng triệu năm mà giới khoa học chưa từng biết đến. Điều này cũng chỉ ra, lượng carbon bị giam ở các rìa lục địa có thể cao hơn so với ước tính trước đây.

Nắm được lượng carbon trong cây dưới đáy biển rất quan trọng trong việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, Fearkins cho biết. "Khi cố gắng tính lượng carbon ở mọi phần thuộc chu trình carbon, chúng tôi không biết đến khu rừng bị chôn dưới đáy biển này. Giờ chúng tôi cần thêm nó vào phương trình tính toán", bà giải thích.

Các nhà khoa học trên thế giới đang tìm hiểu về chu trình carbon. Theo Deep Carbon Observatory, chương trình nghiên cứu của Mỹ, chưa đến 1% tổng lượng carbon của Trái Đất nằm trên bề mặt, nghĩa là ở biển, đất liền và khí quyển. Phần còn lại đều bị giam dưới lớp vỏ, quyển manti và lõi Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài thực vật mới cho cây thuốc

Phát hiện loài thực vật mới cho cây thuốc

Các nhà khoa học phát hiện cây mộc hương trên Núi Ông, có giá trị làm cảnh, làm thuốc hay cung cấp thức ăn cho sâu non.

Đăng ngày: 22/10/2019
Loài kiến chạy nhanh nhất thế giới

Loài kiến chạy nhanh nhất thế giới

Kiến bạc có thể chạy "nhanh như bay", vượt qua quãng đường dài gấp 108 lần cơ thể chúng mỗi giây và đạt tốc độ sải chân gấp 10 lần Usain Bolt.

Đăng ngày: 21/10/2019
Bạn nghĩ sao về cây xanh phát sáng như đèn đường?

Bạn nghĩ sao về cây xanh phát sáng như đèn đường?

Hãy tưởng tượng một nơi thật tối tối đến mức bạn nhắm hay mở mắt cũng như nhau bởi vì nơi đó không có ánh sáng mặt trời.

Đăng ngày: 19/10/2019
Nhật Bản vừa quyết định nhập khẩu... Ebola và rất nhiều virus chết người khác

Nhật Bản vừa quyết định nhập khẩu... Ebola và rất nhiều virus chết người khác

Mấy loại mầm bệnh này người ta muốn tránh xa không được, tại sao người Nhật lại nhập về?

Đăng ngày: 18/10/2019
Làm cách nào mà virus có thể nhảy từ động vật sang người?

Làm cách nào mà virus có thể nhảy từ động vật sang người?

​Động vật mắc bệnh thường không lây sang người. Nhưng khi lây sang người, sự chuyển dịch chủ thể của virus có khả năng gây ra dịch bệnh chết người.

Đăng ngày: 16/10/2019
“Heroin thảo dược

“Heroin thảo dược" - sinh kế của nông dân Indonesia

Lá cây Kratom có thể ảnh hưởng đến các thụ thể não giống như morphin. Vì thế kratom trở thành một loại thảo dược phổ biến, nhưng cũng đang bị lạm dụng như một chất ma túy

Đăng ngày: 13/10/2019
Vì sao thân cây hình trụ?

Vì sao thân cây hình trụ?

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kỳ một hình nào khác.

Đăng ngày: 13/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News