Rừng bách 50.000 năm tuổi nguyên vẹn dưới đáy biển

Khu rừng vẫn nguyên vẹn từ kỷ băng hà được tìm thấy ở ngoài khơi Alabama, Mỹ, hé lộ khung cảnh Trái Đất thời tiền sử.

Rừng cây bách dưới nước có niên đại từ kỷ băng hà cách đây hơn 50.000 năm khi mực nước biển thấp hơn 120m so với ngày nay, theo bộ phim tài liệu "The Underwater Forest" của phóng viên môi trường kiêm nhà làm phim Ben Raines. Khu rừng nằm dưới đáy biển ngoài khơi thành phố Gulf Shores, bang Alabama, Mỹ, thuộc vịnh Mexico, Live Science hôm 19/7 đưa tin.

Raines biết về khu rừng qua lời kể của Chas Broughton, chủ một cửa hàng đồ lặn ở địa phương. Cách đây vài năm, Broughton là người đầu tiên phát hiện khu rừng ở ngoài khơi cách Mobile, Alabama, hơn 20km, cách mặt biển khoảng 18m. Khi lặn xuống để nhìn kỹ hơn, Broughton trông thấy những gốc cây đồ sộ vươn cao bên lòng sông cổ đại ăn sâu vào đáy biển. Giống như rạn san hô, các thân cây trở thành ngôi nhà cho hàng nghìn loài sinh vật biển khác nhau.


Các nhà khoa học lấy mẫu cây để phân tích. (Video: YouTube).

Raines hợp tác với nhà cổ khí tượng học Kristine DeLong ở Đại học Louisiana để tìm hiểu về khu rừng, đồng thời cố gắng bảo tồn kỳ quan tự nhiên này. Cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên tới khu vực diễn ra năm 2012. Sau đó, DeLong và cộng sự tiếp tục khám phá những bí mật của khu rừng. Điều kiện độc đáo giúp bảo quản khu rừng trong trạng thái hoàn hảo. Nơi đây được cho là khu rừng kỷ băng hà duy nhất ở ven biển được bảo tồn trên thế giới, ẩn sâu dưới làn nước biển.

Cây bách thường phân hủy sau khoảng 10.000 năm. Nhưng tại khu vực, những cây bách tồn tại lâu hơn gấp nhiều lần nhờ trầm tích bao gồm bùn và cát có nồng độ oxy thấp, giúp ngăn cản vi khuẩn phân hủy gỗ, DeLong giải thích. Rừng cây bách khổng lồ cổ đại còn tươi tới mức nhiều thân cây vẫn rỉ nhựa khi bị cắt. Phần lớn thân cây phủ đầy hải quỳ và những đàn cá. Những cây gần đây nhất mọc từ 50.000 năm trước, biến khu rừng thành rừng cây dưới nước lâu đời nhất thế giới.

Trong khi phân tích khu vực, các chuyên gia xác định niên đại vòng cây, nhà địa chất học và cổ sinh vật học thuộc nhóm DeLong thu thập nhiều thông tin hiếm về khí hậu kỷ băng hà, lượng mưa, côn trùng và thực vật, góp phần xây dựng góc nhìn mới về Trái Đất trước khi con người định cư.

Nhóm nghiên cứu nhanh chóng xác định các mẫu cây thuộc loài cây bách mọc ở đầm lầy nước ngọt có nhiều mấu giúp cây đứng vững dưới bùn tương tự những cây mọc ven vịnh Mexico hiện nay. Họ lấy mẫu lõi cây để nhờ Grant Harley, chuyên gia nghiên cứu vòng cây ở Đại học Nam Mississippi, phân tích. Tất cả vòng sinh trưởng, nhựa cây và sợi gỗ vẫn có thể quan sát rõ trên gốc cây. "Khi lia lưỡi cưa qua mẫu vật, bạn có thể ngửi thấy mùi nhựa như đang cắt một thân gỗ tươi ngày nay", Harley nói.

Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng rừng cây khoảng 10.000 năm tuổi dựa trên độ sâu của khu vực, nhưng kết quả xác định tuổi trầm tích xung quanh bằng carbon chỉ ra khu rừng có niên đại từ kỷ băng hà hơn 50.000 năm về trước.

Dưới kính hiển vi, các vòng sinh trưởng mỏng hơn trên cây bách trọc hiện đại, chứng tỏ cây chịu áp lực môi trường cao hơn. Các cây ngày nay có điều kiện phát triển ổn định nên thường có vòng cây dày hơn và đều đặn hơn.

Rừng bách 50.000 năm tuổi nguyên vẹn dưới đáy biển
Thân cây vẫn rỉ nhựa khi bị cắt. (Ảnh: YouTube).

Dữ liệu vòng cây hé lộ tất cả cây bách trong rừng sinh trưởng và chết đi trong khoảng thời gian 500 năm, với nhiều thời kỳ trải qua áp lực. Chúng chết ở cùng một thời điểm. Nhóm nghiên cứu cũng cố gắng phân tích phấn từ trầm tích gần các cây và phát hiện môi trường thay đổi khá đột ngột.

Ở thời kỳ phát triển đỉnh cao, vùng châu thổ sông tạo thành từ đồng cỏ, sau đó nhường chỗ cho rừng cây bách. Khi mực nước biển tăng lên, đồng cỏ tiến dần vào nội địa. Triền cỏ sát mép nước mọc lui vào bờ, trước khi nước biển dâng cao nuốt chửng toàn bộ khu rừng.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu sâu hơn về khí hậu cổ đại ở kỷ băng hà này. Nhưng giống như mọi vật dưới đại dương, thời gian tồn tại của khu rừng ngập dưới nước không còn lâu. Nếu các trận bão và thủy triều tiếp tục phơi bày khu rừng, nó sẽ dần bị những con hà và vi khuẩn ăn mòn, Raines cho biết.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc với cơ quan liên bang như Cục quản lý năng lượng biển và Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) để biến nơi đây thành khu bảo tồn biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biểu tượng mặt cười lâu đời nhất thế giới trên bình 4.000 năm

Biểu tượng mặt cười lâu đời nhất thế giới trên bình 4.000 năm

Chiếc bình trang trí hình mặt cười là đồ tạo tác đào được trong cuộc khai quật kéo dài 7 năm ở một di chỉ nằm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, Independent hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 20/07/2017
Bí mật đằng sau cái chết của vị Pharaoh cuối cùng

Bí mật đằng sau cái chết của vị Pharaoh cuối cùng

Theo sử sách thì Ramesses Đệ Tam nắm quyền tối cao cai trị Ai Cập từ năm 1186 TCN tới năm 1155 TCN.

Đăng ngày: 20/07/2017
Phát hiện ngôi mộ có thể chôn xác vợ vua Tutankhamun

Phát hiện ngôi mộ có thể chôn xác vợ vua Tutankhamun

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Zahi Hawass và đồng nghiệp đang lên kế hoạch khai quật ngôi mộ mới nằm gần mộ pharaoh Ay (1327 - 1323 trước Công nguyên) ở Thung lũng các vị vua phía bờ tây sông Nile.

Đăng ngày: 20/07/2017
Phiến đá giúp giải mã ngôn ngữ Ai Cập cổ đại

Phiến đá giúp giải mã ngôn ngữ Ai Cập cổ đại

Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114cm, rộng 72cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.

Đăng ngày: 20/07/2017
Xác ướp 1.300 năm tuổi trong kén vải tại Siberia

Xác ướp 1.300 năm tuổi trong kén vải tại Siberia

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực của Nga phát hiện một xác ướp niên đại 1.300 năm tuổi được bọc bằng đồng và lông thú trong khu nghĩa trang Zeleniy Yar ở Siberia.

Đăng ngày: 19/07/2017
Bằng chứng vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin

Bằng chứng vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin

Tấm vải liệm thành Turin dài khoảng ba mét, rộng một mét, lưu giữ hình ảnh mờ nhạt của một người đàn ông mà các tín đồ Cơ Đốc giáo cho là hình Chúa Jesus.

Đăng ngày: 18/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News