Phát hiện hang động sâu nhất thế giới, chưa dò thấy đáy
Một nhóm thám hiểm đã phát hiện hang động dưới nước sâu nhất thế giới ở miền đông Cộng hòa Czech.
Nhà thám hiểm Starnawski và nhóm đồng hành đã phát hiện hang động dưới nước sâu nhất thế giới ở gần thị trấn Hranice, miền nam CH Czech.
Với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, nhà thám hiểm người Ba Lan Krzysztof Starnawski ngày 27/9 đã lặn xuống độ sâu 200m trong hang động Hranice Abyss gần thị trấn Hranice, miền nam CH Czech. Từ độ sâu này, ông để robot điều khiển từ xa tiếp tục lặn xuống độ sâu 404 m, nhưng vẫn chưa chạm tới đáy của hang động.
Nhóm thám hiểm sau đó đã xác định hang động Hranice Abyss có độ sâu ít nhất 404m và trở thành hang động dưới nước sâu nhất thế giới hiện nay.
Robot được sử dụng để xác định độ sâu của hang động Hranice Abyss.
Trả lời qua điện thoại từ nhà của mình tại thành phố Krakow ở Ba Lan, nhà thám hiểm Starnawski cho biết Hranice Abyss là hang động dưới nước sâu nhất thế giới hiện nay, sâu hơn 12m so với hố ngập nước Pozzo del Merro ở Italia.
Hiệp hội hang động CH Czech nghĩ rằng hang động Hranice Abyss thậm chí còn sâu hơn và sẽ lập thêm những kỷ lục. Bởi vì trong cuộc khám phá ngày 27/9, robot lặn sâu cách bề mặt 404m nhưng vẫn chưa tới đáy.
Nhóm thám hiểm đã xác định hang động Hranice Abyss có độ sâu ít nhất 404m.
Lặn trong hang động là một thách thức khó khăn vì nước đục và nhiệt độ xuống dưới 15 độ C. Hỗn hợp khoáng chất trong nước cũng làm hư hại thiết bị và ăn da của các nhà thám hiểm. Nhưng ông Starnawski nói: "Đây là cái giá duy nhất để có được khám phá này và nó hoàn toàn xứng đáng".
Ngày hôm qua 1/10, nhà thám hiểm Starnawski đã lặn xuống độ sâu 200m trong hang động Hranice Abyss để đưa robot lên bề mặt. Ông cho biết một phần chi phí của cuộc khám phá do tạp chí National Geographic tài trợ.
Ông Starnawski cho biết lặn trong hang động Hranice Abyss là thách thức khó khăn.
Năm 2015, ông Starnawski cũng đã lặn xuống tới độ sâu 265m trong hang động Hranice Abyss, nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì không chịu nổi sức ép của nước. Ông xác định cần một robot để khám phá sâu hơn nữa.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
