Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng

TESS, chương trình “săn hành tinh” của NASA, đã tìm thấy một ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống đầu tiên có kích cỡ ngang với Trái đất, quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng.

Phát hiện này được thông báo trong cuộc họp lần thứ 235 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ tại Honolulu ngày 6/1.

Hành tinh trên là thành viên của một hệ thống đa hành tinh quay xung quanh TOI 700, một ngôi sao lùn nhỏ, lạnh, trong chòm sao Dorado. Ngôi sao này có khối lượng và kích cỡ chỉ bằng 40% Mặt trời của chung ta, có nhiệt độ bề mặt chỉ bằng một nửa.

Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng
Ảnh minh họa hành tinh TOI 700 d. (Ảnh: NASA).

Hành tinh được biết đến với tên TOI 700d, một trong 3 hành tinh quay quanh ngôi sao lùn trên. Đây là khoảng cách phù hợp để giúp hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt tại vùng có thể có sự sống của ngôi sao này.

Các nhà thiên văn học cho biết khám phá của họ sử dụng khả năng hồng ngoại của Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Họ cũng mô hình hóa môi trường của hành tinh này để tiếp tục điều tra về khả năng có sự sống của nó.

Phát hiện này rất thú vị đối với các nhà thiên văn học bởi đây là một trong những số ít hành tinh có khả năng có sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời có kích thước tương đương với Trái đất.

TOI 700d nằm ngoài cùng trong 3 hành tinh kể trên, hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao chủ trong khoảng thời gian tương đương với 37 ngày trên Trái đất. Từ ngôi sao nhỏ hơn, hành tinh này nhận khoảng 86% năng lượng mà Mặt trời cung cấp cho Trái đất. Một nửa của hành tinh này được cho là lúc nào cũng là ban ngày.

Hai hành tinh khác trong hệ thống này, TOI 700 b và c, thì khác. Hành tinh trong cùng, TOI 700b, có kích thước như Trái đất và là một hành tinh đá, hoàn thành quay quanh sao chủ trong khoảng 10 ngày. Hành tinh thứ hai là TOI 700c, được coi là một hành tinh khí, kích thước tầm như Trái đất và Hải vương tinh, hoàn thành quỹ đạo trong 16 ngày.

"TESS được thiết kế và phóng đặc biệt để tìm các hành tinh có kích thước như Trái đất quay quanh các ngôi sao gần đó", Paul Hertz, giám đốc bộ phận vật lý thiên văn tại Trụ sở NASA ở Washington, cho biết. "Các hành tinh xung quanh các ngôi sao gần đó dễ theo dõi nhất với các kính viễn vọng lớn hơn trong không gian và trên Trái đất. Khám phá TOI 700 d là một phát hiện khoa học quan trọng đối với TESS. Xác nhận kích thước và trạng thái vùng có thể chứa sự sống của hành tinh này là một chiến thắng khác của Spitzer khi kính viễn vọng này kết thúc hoạt động khoa học vào tháng 1 năm nay”.

Trong tương lai, các sứ mệnh như Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, ra mắt vào năm 2021, có thể xác định xem các hành tinh có khí quyển và các thành phần khí quyển hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Việt Nam đón nguyệt thực đầu tiên của thập kỷ

Việt Nam đón nguyệt thực đầu tiên của thập kỷ

Hai hiện tượng thiên văn xảy ra đồng thời vào rạng sáng 11/1 là trăng tròn và nguyệt thực nửa tối. Đây là lần trăng tròn cuối cùng của năm Kỷ Hợi và là lần trăng tròn đầu tiên củ năm dương lịch 2020.

Đăng ngày: 08/01/2020
Năm 2020 sẽ xuất hiện 13 lần trăng tròn

Năm 2020 sẽ xuất hiện 13 lần trăng tròn

Năm 2020 người yêu thiên văn có cơ hội được chiêm ngưỡng 13 lần trăng tròn xuất hiện trên bầu trời, nhiều hơn số lượng mỗi năm thường thấy.

Đăng ngày: 08/01/2020
10 năm qua, ngành khoa học vũ trụ đã có những thành tựu gì?

10 năm qua, ngành khoa học vũ trụ đã có những thành tựu gì?

Chúng ta hãy cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật nhất của ngành khoa học vũ trụ trong giai đoạn 2010 - 2019, để xem chúng ta đã tiến xa hơn đến đâu trong việc khám phá vũ trụ bao la rộng lớn ngoài kia.

Đăng ngày: 07/01/2020
Bằng chứng mới tiết lộ núi lửa đang hoạt động trên sao Kim

Bằng chứng mới tiết lộ núi lửa đang hoạt động trên sao Kim

Nghiên cứu mới do Hiệp hội Nghiên cứu vũ trụ Đại học (USRA) dẫn đầu, công bố ngày 3-1 trên tạp chí Science Advances cho thấy, dòng dung nham trên sao Kim có thể chỉ vài năm tuổi, thể hiện hành tinh này đang có núi lửa hoạt động.

Đăng ngày: 07/01/2020
Dấu vết khủng khiếp của tiểu hành tinh rơi xuống đất Lào

Dấu vết khủng khiếp của tiểu hành tinh rơi xuống đất Lào

Các nhà địa chất phát hiện thấy tương tác hấp dẫn lớn bất thường trên lãnh thổ Lào, chỉ ra sự tồn tại của một miệng hố kích thước 20 km. Nó xuất hiện như là kết quả cuộc rơi xuống Trái đất của một tiểu hành tinh lớn khoảng 780 nghìn năm trước.

Đăng ngày: 07/01/2020
Trái đất vừa thoát khỏi cuộc

Trái đất vừa thoát khỏi cuộc "khủng bố" từ 4 tiểu hành tinh

Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái đất của NASA (CNEOS) phát hiện bốn tiểu hành tinh lao hướng về trái đất ngay trong ngày 1-1, hai trong số đó chỉ được phát hiện ngay thời điểm nó bay qua.

Đăng ngày: 04/01/2020
Vệ tinh bay thấp nhất của Nhật Bản đạt kỷ lục Guinness

Vệ tinh bay thấp nhất của Nhật Bản đạt kỷ lục Guinness

Bay ở quỹ đạo cách mặt đất chỉ 167,4 km, vệ tinh Tsubame của Nhật Bản vừa được sách kỷ lục thế giới ghi nhận là vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp nhất.

Đăng ngày: 03/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News