Phát hiện hành tinh lang thang khối lượng bằng Trái đất

Kính viễn vọng không gian Roman giúp các nhà khoa học tìm ra một hành tinh lang thang mới, loại thiên thể rất khó phát hiện vì tối và lạnh.

Các nhà thiên văn phát hiện một hành tinh trôi nổi tự do trong vũ trụ, không quay quanh ngôi sao nào và có khối lượng tương đương Trái đất hoặc sao Hỏa, Futurism hôm 2/10 đưa tin. Hành tinh lang thang ban đầu có thể là hành tinh bình thường nhưng bị hất văng khỏi sao chủ sau khi va chạm với một thiên thể khác. Chúng cũng có thể hình thành khi những đám mây khí bụi phát nổ và trở thành hành tinh thay vì một ngôi sao.

Phát hiện hành tinh lang thang khối lượng bằng Trái đất
Các hành tinh lang thang khó phát hiện vì chúng tối và lạnh. (Ảnh: Futurism).

"Vũ trụ có thể chứa đầy những hành tinh lang thang mà chúng ta không biết", Scott Gaudi, giáo sư thiên văn tại Đại học Bang Ohio, nhận xét. Hành tinh loại này khó phát hiện vì chúng rất mờ, không có ngôi sao nào ở gần để rọi sáng. Thêm vào đó, chúng thường rất lạnh, nghĩa là không thể phát hiện bằng kính viễn vọng hồng ngoại. Những lý do trên khiến giới khoa học mới chỉ tìm thấy rất ít hành tinh lang thang cho đến nay.

Gaudi cùng các đồng nghiệp sử dụng kỹ thuật mới mang tên microlensing, giúp quan sát những thay đổi mà khối lượng của một vật thể gây ra cho kết cấu không-thời gian. Khi một hành tinh lang thang di chuyển qua trước một ngôi sao ở xa, từ góc nhìn của con người, ánh sáng từ ngôi sao đó sẽ bị uốn cong xung quanh hành tinh lang thang. Nguyên nhân là ánh sáng đi qua kết cấu không thời gian cong quanh hành tinh này. Hành tinh có khối lượng càng lớn, tác động xảy ra càng mạnh.

Nhóm nghiên cứu của Gaudi sử dụng Kính viễn vọng Không gian Roman Nancy Grace để quan sát và phát hiện hành tinh mới. "Tín hiệu microlensing từ một hành tinh lang thang chỉ tồn tại từ vài giờ đến vài ngày, sau đó biến mất vĩnh viễn. Điều này khiến việc quan sát chúng từ mặt đất rất khó khăn, kể cả sử dụng nhiều kính viễn vọng. Roman mang lại bước tiến mới cho công cuộc tìm kiếm hành tinh lang thang", Matthew Penny, phó giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Bang Louisiana, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Roman được thiết kế để săn hành tinh lang thang và xác định xem chúng phổ biến như thế nào trong vũ trụ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiểu biết của con người về sự hình thành và phát triển của các hành tinh. "Chúng ta sẽ không thể tìm hiểu những điều đó nếu thiếu các cuộc khảo sát cặn kẽ ngoài không gian như cách Roman đang làm", Gaudi nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngoại hành tinh mới

Phát hiện ngoại hành tinh mới "bị thổi phồng"

Các nhà thiên văn học tìm thấy một hành tinh khí khổng lồ quay quanh ngôi sao NGTS-12 cách Trái Đất khoảng 1.473 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 04/10/2020
NASA treo thưởng 5 triệu USD cho ai

NASA treo thưởng 5 triệu USD cho ai "hiến kế" quản lý hiệu quả nguồn điện năng trên Mặt trăng

NASA đã quyết định tổ chức một chương trình thử thách có tên “Watts on the Moon” nhằm tìm kiếm ý tưởng tối ưu nhất về việc phân phối, lưu trữ và quản lý năng lượng trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 04/10/2020
Tàu thăm dò Thiên Vấn 1 của Trung Quốc lần đầu

Tàu thăm dò Thiên Vấn 1 của Trung Quốc lần đầu "selfie" trong vũ trụ

Tàu thăm dò Thiên Vấn 1 trong nhiệm vụ sao Hỏa đầu tiên gửi về bức ảnh tự sướng đầu tiên từ không gian sâu với quốc kỳ để kỷ niệm Quốc khánh.

Đăng ngày: 03/10/2020
NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn

NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn

Các nhà khoa học tổng hợp ảnh chụp để tạo video về một siêu tân tinh trong thiên hà NGC 2525 cách Trái Đất 70 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/10/2020
Hệ Mặt trời có

Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy

Các nhà khoa học Mỹ xác định hành tinh được mệnh danh là bản sao địa ngục của Trái Đất đã từng là thế giới sống được.

Đăng ngày: 02/10/2020
Tàu Nhật Bản sẽ du hành vũ trụ lần hai

Tàu Nhật Bản sẽ du hành vũ trụ lần hai

Tàu vũ trụ Hayabusa2 sắp mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái Đất, sau đó tiếp tục bay tới một thiên thể khác trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 02/10/2020
Hình ảnh lá mùa thu đổi màu nhìn từ vũ trụ

Hình ảnh lá mùa thu đổi màu nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh NOAA-20 chụp ảnh những mảng màu rực rỡ khi cây cối ven hồ nước ngọt Superior đón mùa thu sang.

Đăng ngày: 02/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News