Phát hiện hệ hành tinh có tới 7 bản sao Trái đất!
Bảy hành tinh quay quanh một ngôi sao trong chòm Bảo Bình sở hữu nhiều nước hơn Trái đất, đồng thời có lõi rắn và khí quyển y hệt hành tinh của chúng ta.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà khoa học chuyên về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời Simon Grimm (Đại học Bern, Thụy Sĩ) vừa xác định được bản chất đáng kinh ngạc của 7 hành tinh thuộc hệ hành tinh TRAPPIST-1 cách Trái đất chỉ 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình.
TRAPPIST-1 cũng là tên của ngôi sao trung tâm – một sao lùn cực lạnh. 7 hành tinh quay quanh nó đều có lõi rắn, bầu khí quyển và nước y như Trái đất. Trong khi đó, ở Hệ Mặt Trời của chúng ta, các nhà khoa học vẫn đang loay hoay tìm các nguồn nước rất hạn chế trên các thiên thể láng giềng.
Hình ảnh 7 hành tinh thuộc hệ thống TRAPPIST-1 và trái đất của chúng ta - (ảnh đồ họa của ESO).
Có thể gọi 7 hành tinh này là 7 thế giới đại dương. Chúng đều có kích thước hơn kém Trái đất một chút, mật độ vật chất trong hành tinh khoảng 0,6 đến ngang ngửa mật độ trái đất nhưng lượng nước dồi dào hơn rất nhiều. Một số hành tinh có lượng nước chiếm tới 5% trọng lượng, gấp 250 lần tỉ lệ nước trên Trái đất.
Trong 7 hành tinh, TRAPPIST-1b và TRAPPIST-1c gần ngôi sao trung tâm nhất có khí hậu nóng và ẩm ướt, trong khi đó một số hành tinh xa nhất có thể là thế giới băng giá nhưng vẫn sở hữu đại dương lỏng phía dưới băng.
TRAPPIST-1e, hành tinh thứ tư trong hệ hành tinh này, được cho là giống Trái đất nhất. Nó có mật độ dày đặc hơn Trái đất, có thể do lõi sắt nặng hơn. Nó cũng có thể có bầu không khí mỏng hơn và ít nước hơn các người anh em nhưng lại tương đương với Trái đất hơn.
Nhóm khoa học gia đã sử dụng hệ thống TTVs – một kỹ thuật hiện đại quan sát các biến thiên nhỏ về lượng thời gian khi một hành tinh đi cắt qua đường nối giữa ngôi sao trung tâm và Trái đất. Từ đó, họ xác định được khối lượng, thành phần và mật độ các thành phần trong hành tinh.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics. Tuy bài công bố không đề cập đến khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái đất nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực tin rằng các dữ liệu trên đủ để khởi động những nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống trong 7 hành tinh này. Vì trong khoa học vũ trụ, ở đâu có nước- nhất là nước ở thể lỏng - ở đó có cơ hội rất cao tồn tại sự sống.
TRAPPIST-1 đã từng được biết đến trước đây nhưng người ta chưa hiểu nhiều về những hành tinh nó sở hữu. Tuy vậy, các nghiên cứu sơ bộ dựa trên tác động của ngôi sao trung tâm tới các hành tinh cho thấy có ít nhất hai, thậm chí là cả 7 hành tinh nằm trong "vùng sinh sống".

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
