Phát hiện hiếm hoi về mặt trăng khổng lồ to gấp 2,6 lần Trái đất

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một mặt trăng hoàn toàn khác với bất kỳ vật thể nào trong Hệ Mặt trời của chúng ta.


Thiên thể mới được phát hiện trên lớn hơn Trái đất 2,6 lần. (Ảnh minh họa: CNN).

Đây là vật thể không gian thứ hai được phát hiện có lẽ là một ngoại mặt trăng, hay mặt trăng nằm ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta. Mặt trăng khổng lồ này được phát hiện đang quay quanh một hành tinh có kích cỡ bằng sao Mộc mang tên Kepler 1708b, nằm cách Trái đất 5.500 năm ánh sáng. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Astronomy ngày 13/1.

Thiên thể mới được phát hiện trên lớn hơn Trái đất 2,6 lần. Chưa từng có vật tương tự như mặt trăng này trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Để hình dung rõ hơn thì mặt trăng của chúng ta nhỏ hơn Trái đất 3,7 lần.

Đây là lần thứ hai Phó giáo sư thiên văn học David Kipping, đồng thời là người đứng đầu phòng nghiên cứu Cool Worlds thuộc Đại học Columbia cùng đội ngũ của ông phát hiện ra một ngoại mặt trăng. Họ từng phát hiện ra ngoại mặt trăng đầu tiên có kích cỡ bằng sao Hải Vương đang quay quanh một ngoại hành tinh khổng lồ tên là Kepler-1625b năm 2018.

"Cho tới nay, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hơn 10.000 ngoại hành tinh nhưng việc phát hiện ra các ngoại mặt trăng gặp thách thức hơn hẳn. Chúng là những vật thể chưa được biết tới nhiều", ông Kipping cho hay.

Việc hiểu hơn về các mặt trăng, chẳng hạn như cách chúng hình thành, liệu chúng có hỗ trợ sự sống hay không hoặc liệu chúng đóng vai trò gì về tiềm năng sinh sống được của các hành tinh có thể khiến chúng ta hiểu hơn về các hệ hành tinh đã hình thành và tiến hóa như thế nào.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất