Phát hiện hồ khổng lồ trong lớp băng cuối cùng của Bắc Cực
Một nghiên cứu mới tiết lộ một lỗ hổng khổng lồ trên lớp băng dày nhất, lâu đời nhất Bắc Cực. Các nhà khoa học trước đây cho rằng khu vực băng này là ổn định nhất ở Bắc Cực, nhưng vết nứt khổng lồ báo hiệu rằng băng cổ đại rất dễ bị tan chảy.
Polynya, khu vực nước mở, là khu vực đầu tiên từng được quan sát ở phía bắc của Đảo Ellesmere, Canada. Thế nhưng, trong báo cáo mới nhất về lỗ hổng trên băng, được công bố mới đây trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà nghiên cứu đã suy luận từ dữ liệu vệ tinh cũ rằng, các polynya tương tự có thể đã mở vào năm 1988 và 2004.
Một hồ nước ở đảo Ellesmere, Canada.
Tác giả chính của nghiên cứu, Kent Moore, một nhà nghiên cứu về Bắc Cực tại Đại học Toronto-Mississauga, Canada cho biết: “Phía bắc đảo Ellesmere, thật khó để di chuyển băng xung quanh hoặc làm tan chảy nó vì nó dày và khá nhiều. Chúng tôi chưa từng thấy polynya ở khu vực đó trước đây".
Một Bắc Cực đang thực sự thay đổi
Băng biển ngoài khơi bờ biển phía bắc của Đảo Ellesmere thường dày hơn 4 m và có tuổi trung bình là 5 năm. Nhưng "lớp băng cuối cùng" này của Bắc Cực đang tỏ ra dễ bị tổn thương do sự nóng lên của Trái đất đang diễn ra.
Vào mùa hè năm 2020, biển Wandel, hay vùng tiếp cận phía đông của vùng "băng cuối cùng", đã mất một nửa lượng băng bên trên, một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2021 cho thấy.
Một nghiên cứu khác vào năm 2021 cho thấy các vòm băng kết nối biển băng ổn định với Greenland đang hình thành muộn hơn và tan nhanh hơn mỗi năm.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu nói rằng, vùng băng cuối cùng có thể tan chảy hoàn toàn vào mỗi mùa hè vào cuối thế kỷ này, đánh dấu sự kết thúc đối với các loài động vật sống phụ thuộc vào băng biển quanh năm, chẳng hạn như gấu Bắc Cực .
Các nhà nghiên cứu đã xem xét lại các tập dữ liệu vệ tinh cũ hơn ghi lại nồng độ băng trên biển. Họ phát hiện ra rằng, một polynya có thể đã mở ra trong khu vực vào tháng 5 năm 1988, mặc dù hình ảnh vệ tinh từ thời điểm đó không đủ sắc nét để phân biệt nhiều về hình dạng hoặc kích thước của lỗ mở. Các polynya thứ hai có thể xảy ra vào tháng 5 năm 2004.
David Babb, một nhà nghiên cứu băng biển tại Đại học Manitoba ở Canada, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Sự hình thành của một polynya trong khu vực thực sự thú vị. Điều này đang cho thấy rằng, Bắc Cực đang thay đổi".

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
