Phát hiện hóa thạch 2 loài khủng long săn mồi mới
2 loài khủng long săn mồi mới đã được xác định từ các hóa thạch được tìm thấy ở Thái Lan.
Tên khoa học của 2 loài mới là Phuwiangvenator yaemniyomi và Vayuraptor nongbualamphuensis. Chúng đã đã sống trên Trái Đất khoảng 125 triệu năm trước (thời kỳ kỷ Phấn trắng). Dấu tích hóa thạch được tìm thấy trong hệ tầng Sao Khua của Thái Lan.
Phuwiangvenator yaemniyomi (trái) và Vayuraptor nongbualamphuensis.
Cả 2 loài sinh vật cổ đại này đều thuộc về một nhóm khủng long có kích cỡ trung bình đến lớn với mõm dài, móng vuốt lớn.
Những “người thân” của nhóm khủng long ăn thịt này chính là khủng long bạo chúa, nhà nghiên cứu Adun Samathi đến từ Đại học Bonn và các đồng nghiệp cho biết.
Giống như T. rex, 2 loài khủng long mới được phát hiện thường chạy bằng hai chân sau. Tuy nhiên, không giống như khủng long bạo chúa, cánh tay của chúng rất khỏe và được trang bị móng vuốt dài. Chúng cũng có những cái đầu thanh tú hơn và có mõm dài.
Phuwiangvenator yaemniyomi có khả năng chạy rất nhanh với chiều dài khoảng 6m, loài khủng long này nhỏ hơn đáng kể so với T. rex. Trong khi đó, Vayuraptor nongbualamphuenisis dài khoảng 4,5 m.
“Nếu Phuwiangvenator yaemniyomi là một con sư tử, Vayuraptor nongbualamphuenisis sẽ là một con báo. Chúng tôi đã so sánh các hóa thạch của Thái Lan với các phát hiện ở đó. Các đặc điểm khác nhau của Phuwiangvenator yaemniyomi chỉ ra rằng đó là một đại diện sớm của nhóm này. Chúng tôi coi đây là một dấu hiệu cho thấy loài khủng long săn mồi có nguồn gốc từ Đông Nam Á và sau đó lan sang các khu vực khác”, nhà nghiên cứu Sam Samathi nói.