Phát hiện hóa thạch 520 triệu năm tiết lộ động vật chân đốt 5 mắt

Phát hiện mới về sinh vật tiền sử giống tôm cung cấp mảnh ghép quan trọng về lịch sử tiến hóa của ngành Động vật Chân đốt.

Động vật chân đốt (Arthropoda) như tôm, cua và nhện - đặc trưng bởi một bộ xương ngoài cứng - chiếm tới 80% tổng số loài động vật còn tồn tại trên Trái đất. Mặc dù vậy, quá trình tiến hóa của chúng vẫn luôn là một bí ẩn lớn bởi tổ tiên cổ đại mang nhiều đặc điểm khác biệt, không được quan sát thấy ở các loài Arthropoda ngày nay.


Mô phỏng một con Kylinxia zhangi săn mồi dưới đáy biển cổ đại. (Ảnh: Huang Diying).

Trong một nghiên cứu xuất bản hôm 4/11, các nhà khoa học từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh (NIGPAS) của Trung Quốc đã công bố một phát hiện quan trọng về hóa thạch sinh vật chân đốt giống tôm mới ở tỉnh Vân Nam. Khám phá được mô tả là "mắt xích còn thiếu" giúp làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của nhóm động vật phổ biến nhất trên hành tinh.

Loài mới được đặt tên là Kylinxia zhangi sống cách đây khoảng 520 triệu năm. Giống với động vật chân đốt ngày nay, Kylinxia có vỏ cứng, cơ thể phân khúc và chân có khớp. Tuy nhiên, sinh vật giống tôm này còn sở hữu một số đặc điểm chung chỉ được tìm thấy ở những loài chân đốt cổ xưa hơn.


Hóa thạch Kylinxia zhangi được tìm thấy ở Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Zeng Han).

Đầu tiên là hệ thống thị giác. Kylinxia có tới 5 mắt, bao gồm hai mắt chính và ba mắt phụ nhỏ hơn ở phía sau. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đặc điểm này đã từng được tìm thấy ở loài Opabinia. Bên cạnh đó, hai phần phụ phía trước của Kylinxia còn gợi nhớ đến một loài động vật chân đốt khác sống trong kỷ Cambri sớm là Anomalocaris.

Cả Opabinia và Anomalocaris đều là tổ tiên của động vật chân đốt hiện đại nhưng giữa chúng tồn tại một lỗ hổng tiến hóa trong hồ sơ hóa thạch. Khám phá mới về Kylinxia đã đại diện cho một hóa thạch chuyển tiếp quan trọng.

"Nó thu hẹp khoảng cách tiến hóa từ Anomalocaris đến động vật chân đốt thực sự và là một mắt xích còn thiếu trong hồ sơ hóa thạch của ngành động vật này", Zeng nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News