Hình ảnh kinh hoàng về vụ phun trào núi lửa trên sao Kim
Trái đất đã xảy ra những vụ phun trào núi lửa thảm khốc: núi Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên; núi Pelee vào năm 1902. Tuy nhiên những vụ trên được đánh giá chưa kinh hoàng bằng những vụ phun trào núi lửa trên sao Kim gần đây.
Hình ảnh được tạo ra bởi Peter Rubin và đã được giới thiệu là Hình ảnh thiên văn trong ngày của NASA.
Hình ảnh đáng sợ về vụ phun trào núi lửa trên sao Kim.
“Bằng chứng về các núi lửa hiện đang hoạt động trên sao Kim đã được công bố vào đầu năm nay với sự ấm lên không giải thích được của các khu vực được cho là chỉ chứa các núi lửa cổ đại.
Mặc dù những hình ảnh quy mô lớn của sao Kim đã được chụp bằng radar, nhưng những đám mây axit sunfuric dày sẽ ngăn cản việc thu nhận hình ảnh ánh sáng quang học. Tuy nhiên, một nghệ sĩ đã tái tạo lại một ngọn núi lửa đang phun trào ở sao Kim rõ ràng”, NASA giải thích.
Trong hình ảnh, có thể thấy một chùm khổng lồ xuất phát từ một ngọn núi lửa đang phun trào, trong khi một cánh đồng dung nham rộng lớn bao phủ bề mặt hành tinh. sao Kim có nhiệt độ bề mặt thiêu đốt khoảng 465 độ C đủ nóng để nấu chảy cả chì.
Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng, núi lửa có thể đóng một vai trò quan trọng trong vòng đời trên sao Kim.
NASA cho biết thêm: “Núi lửa có thể đóng một vai trò quan trọng trong vòng đời trên sao Kim vì chúng có thể đẩy các sản phẩm hóa học vào tầng khí quyển phía trên mát hơn, nơi các vi khuẩn có thể trôi nổi".
Hình ảnh được đưa ra ngay sau khi các nhà khoa học phát hiện ra dấu hiệu của sự sống trên sao Kim.
Trước đó, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, dẫn đầu bởi Đại học Cardiff, đã phát hiện ra một phân tử hiếm có tên là phosphine trong các đám mây của sao Kim.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
