Phát hiện hóa thạch cá heo sông khổng lồ tại Peru
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hộp sọ hóa thạch của một con cá heo sông khổng lồ đã tuyệt chủng tại Peru.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hộp sọ hóa thạch của một con cá heo sông khổng lồ đã tuyệt chủng – loài được cho là từng rời đại dương và tới sinh sống tại các con sống Amazon cách đây khoảng 16 triệu năm – tại Peru.
Minh họa cá heo sông Pebanista yacuruna. (Ảnh: J Bran).
Với tên khoa học Pebanista yacuruna, loài cá heo sông này thuộc về họ Platanistoidea thường được tìm thấy ở các đại dương cách đây 24 triệu đến 16 triệu năm. Phát hiện về hóa thạch – được cho là thuộc về loài cá heo sông lớn nhất từng được tìm thấy - được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 20/3.
Hãng tin Guardian dẫn lời ông Aldo Benites-Palomino, tác giả chính của nghiên cứu, ông phát hiện ra hóa thạch này tại Peru vào năm 2018 khi ông vẫn còn là sinh viên đại học và bài nghiên cứu này bị trì hoãn do đại dịch Covid-19. Vào thời điểm đó, ông cho biết ông phát hiện ra một mảnh xương hàm khi đang đi dạo cùng một đồng nghiệp.
Ngay khi nhìn thấy hóa thạch, ông nhận ra dấu vết của ổ răng và biết được rằng đây chính là cá heo. Ông giải thích: “Sau đó chúng tôi nhận ra nó không liên quan đến cá heo hồng sông Amazon. Chúng tôi đã tìm thấy một loài động vật, một loài khổng lồ có họ hàng gần nhất còn sống cách đó 10.000km ở Đông Nam Á”.
Ông Benites-Palomino cũng cho biết hóa thạch này còn một điểm đáng chú ý nằm ở kích thước của nó và việc bản thân nó không có bất kỳ mối liên hệ nào với loài cá heo sông đang bơi trong vùng nước mà nó từng sinh sống.
Ông Marcelo R Sánchez-Villagra, giám đốc khoa cổ sinh vật học của Đại học Zurich, cũng đồng ý với tuyên bố của ông Benites-Palomino khi cho biết: “Sau 2 thập kỷ làm việc ở Nam Mỹ, chúng tôi đã tìm thấy một số hóa thạch cá heo khổng lồ trong khu vực, nhưng đây là hóa thạch cá heo đầu tiên thuộc loài này”.
Nhận định về ý nghĩa của nghiên cứu, ông Benites-Palomino cho biết những con cá heo sông còn sống sót hiện tại chính là “tàn tích của những nhóm cá heo biển từng rất đa dạng” và được cho là đã rời đại dương để tìm nguồn thức ăn mới ở các con sông nước ngọt.
Nghiên cứu này nêu bật những rủi ro tiềm ẩn đối với tất cả những loài cá heo sông còn lại trên thế giới – những loài đang phải đối mặt với các mối đe dọa tuyệt chủng trong 20 đến 40 năm tới. Phát triển đô thị, ô nhiễm và khai thác mỏ là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới môi trường sống của cá heo sông và có thể đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
