Phát hiện hóa thạch của loài thú có vú đầu tiên
Một hóa thạch gần như hoàn chỉnh của động vật ăn kiến có vảy kích thước như con lửng có từ buổi sơ khai của loài thú có vú vừa được tìm thấy tại Mông Cổ, theo báo cáo của tạp chí Vertebrate Paleontology.
Con vật này ước tính gần 57 triệu năm tuổi và là một trong những loài thú có vú xuất hiện sớm nhất trên trái đất, ngay sau khi loài khủng long bị tuyệt chủng.
Được đặt tên là Ernanodon, loài này rất ít được biết đến do hóa thạch duy nhất còn tồn tại của nó đã bị biến dạng nhiều.
Hóa thạch của tổ tiên loài tê tê (phía dưới) và bộ xương của loài tê tê ngày nay (phía trên).
Nhưng các nhà khảo cổ tại Mông Cổ đã khai quật được mẩu hóa thạch thứ hai gần như hoàn chỉnh, giúp họ hiểu được nhiều hơn về loài động vật này. Hóa thạch này nằm trong một khối đá có niên đại 57 triệu năm xuất hiện ở kỷ Paelecene, kéo dài từ 55 đến 65 triệu năm trước đây.
Alexander Agadjanian, thuộc Phân Viện Nghiên Cứu Cổ Sinh Vật Học Borissiak, Nga cho biết: “Đây là một phát hiện hiếm có và bộ xương của loài này đại diện cho một trong những bộ xương hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện trong giai đoạn này tại khu vực Naran Bulak”.
Dailymail cho biết loài này chuyên đào bới tìm thức ăn hay làm tổ và có kích thước như con lửng ngày nay. Chân của nó rất khỏe, móng to và răng được tinh giảm đến lạ thường.
Hóa thạch của loài vật này lần đầu tiên được tìm thấy năm 1979 đã gây nhiều tranh cãi, một số nhà khoa học cho rằng nó là tổ tiên của con tatu ngày nay, trong khi những người khác thì cho rằng nó là họ hàng gần của loài tê tê.
Và phát hiện mới này nghiêng về lập luận thứ hai nhưng nó là tổ tiên ban đầu của loài tê tê.
Peter Kondrashov, trường đại học A.T.Still, Hoa Kỳ cho biết: “Do chỉ có một mẫu duy nhất hóa thạch xương sọ phía sau của loài thú có vú thuộc kỷ Paelecene ở Châu Á, nên hóa thạch Ernanodon này là nguồn thông tin vô cùng quan trọng về đời sống, tập quán và các mối quan hệ của loài thú này”.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.
