Phát hiện hóa thạch gấu có niên đại 120.000 năm tại Argentina
Ngày 14/3, các nhà khoa học Argentina thông báo đã phát hiện hóa thạch của một con gấu khổng lồ thuộc Thế Pleistocen muộn, có từ cách đây khoảng 120.000 năm tại một khu vực khảo cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Buenos Aires.
Đo kích cỡ chiều cao của gấu Arectotherium và con người.
Nhà khảo cổ học Leopoldo Soibelzon thuộc Viện Bảo tàng La Plata, cho biết hóa thạch được tìm thấy là phần xương sọ hoàn chỉnh và hàm của loài gấu Arectotherium, đồng thời đánh giá đây là một phát hiện phi thường vì trong các loài ăn thịt, hóa thạch của gấu ít được tìm thấy nhất.
Theo ông Soibelzon, mặc dù loài gấu sống ở Thế Pleistocen muộn đã nhỏ hơn rất nhiều so với những cá thể cùng loài sống ở Thế Pleistocen sớm (cách đây khoảng 1 triệu năm), nhưng vẫn là những con gấu khổng lồ so với hiện nay.
Chuyên gia Soibelzon khẳng định phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học Argentina hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của các loài động vật ăn thịt và hệ sinh thái trong thời kỳ chúng sinh sống.
Trước đó, các nhà khoa học Argentina cũng đã tìm thấy mẫu hóa thạch gấu lớn nhất thuộc loài Arctotherium angustidens có niên đại khoảng 780.000 năm.
Thế Pleistocen là thế thứ ba trong kỷ Neogen.