Phát hiện hóa thạch loài "phượng hoàng" cổ đại
Các nhà khoa học vừa tìm thấy hóa thạch của một loài chim tiền sử trông giống một con đà điểu khổng lồ, từng sống cùng thời với khủng long cách đây khoảng 83 triệu năm.
Theo chuyên san Royal Society Biology Letters, tên loài chim mới tìm thấy này là Samrukia nessovi, đặt theo tên loài phượng hoàng Kazakh huyền thoại mà trong tiếng Kazakhstan gọi là samruk.
Đây là khám phá hóa thạch chim khổng lồ thứ hai trong kỷ Phấn trắng (khoảng 150 triệu năm trước), và là hóa thạch được khai quật thấy đầu tiên ở châu Á. Một hóa thạch khác của loài chim có kích thước cực lớn tương đương sống trong suốt thời kỳ đó là một mẩu hóa thạch xương sống tìm thấy ở Pháp và được công bố trên tạp chí Nature 16 năm trước, năm 1995.
Chiếc xương hàm hóa thạch cổ đại này có chiều dài gấp đôi xương hàm của đà điểu, loài chim lớn nhất trên thế giới ngày nay. (Ảnh: BBC).
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Darren Naish thuộc ĐH Portsmouth (Mỹ) cho biết phát hiện trên “xác nhận rằng các con chim khổng lồ đã sống cùng thời với khủng long trong kỷ Bạch phấn. Thực tế, các con chim này phù hợp với ý kiến cho rằng kỷ Bạch phấn không phải chỉ có khủng long”. Theo chuyên gia này, tuy các loài khủng long có vai trò quan trọng về mặt sinh thái, nhưng “vẫn có chỗ cho các loài động vật trên cạn khác”.
So sánh loài chim Samrukia nessovi vừa tìm thấy với kích thước con người.
Tất cả những gì còn lại của loài chim này là hàm dưới không răng của nó. Cấu trúc và đặc điểm của hàm có liên quan đến chim chứ không phải khủng long. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sọ của loài chim này khi còn sống có thể dài khoảng 0,3m, gấp đôi sọ của một con đà điểu. Nếu không bay, nó có thể đứng cao khoảng 3m, còn nếu bay, sải cánh của nó có thể dài đến 4m.
“Hóa thạch này được xác định chỉ nhờ xương hàm dưới của nó, vì vậy chúng tôi không thể nói chắc chắn về hình dạng và cấu trúc của toàn bộ con chim”.
“Nếu nó đứng trên mặt đất và có hình dạng giống một con đà điểu, thì nó sẽ cao khoảng 2 đến 3 mét và nặng trên 50kg”, tiến sĩ Darren Naish thuộc Đại học Portsmouth giải thích trên tờ tin tức BBC. “Nếu nó là một loài chim bay, nó có hình dạng giống chim hải âu đại hoặc một con kền kền khoang cổ Mỹ”.
Samrukia nessovi là loài chim lớn thứ hai được biết đến trong kỷ nguyên của khủng long. Loài chim đầu tiên được xác định là Gargantuavis philoinos, từng sống tại nước Pháp cách đây khoảng 70 triệu năm. Nó cũng có thể thuộc loại không bay và giống đà điểu.
Trong thời của mình, chim Samrukia nessovi tồn tại trong một môi trường sinh thái bao gồm các loài giáp long, khủng long mỏ vịt và khủng long bạo chúa cùng nhiều loài khủng long tiền sử khác. Hiện tại, khu vực này khô và nóng do chủ yếu là vùng bán sa mạc. Vào thời khủng long, nó là một đồng bằng có các con sông lớn và khúc khuỷu chảy qua. Gỗ hóa thạch được các nhà nghiên cứu phát hiện cho thấy đã có những khu rừng xung quanh.
Vẫn chưa rõ loài chim khổng lồ nói trên săn gì, do các nhà nghiên cứu chưa tìm được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nó ăn cây cỏ hay các loài động vật dưới nước. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nó đã phải dành không ít thời gian để chạy hoặc bay thoát thân khỏi những con khủng long ăn thịt thời kỳ đó.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
