Vì sao tháng 2 dương lịch chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

Đã khi nào bạn thắc mắc vì sao tháng 2 lại có 28 ngày (hoặc 29 ngày nếu là năm nhuận) chưa? Nếu biết được sự thật này hẳn là bạn sẽ ngạc nhiên đấy!

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam đang sử dụng hệ thống lịch Gregorian (Dương lịch) làm công cụ chính thức để phân chia thời gian trong một năm. Được biết, lịch Gregorian xuất hiện vào năm 1582, do Giáo hoàng Gregorian XIII ban hành.

Hệ lịch này chia 1 năm thông thường thành 365 ngày với 12 tháng. Mỗi tháng trong năm sẽ có khoảng 30-31 ngày, duy chỉ có tháng hai vỏn vẹn 28 ngày, 4 năm một lần lại được bổ sung thêm 1 ngày và tạo thành năm nhuận. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng: “Tại sao tháng hai lại đặc biệt như vậy?”. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta cần quay ngược bánh xe thời gian về quá khứ, trở lại thời điểm tổ tiên của bộ lịch Dương được khai sinh bởi người La Mã.

Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện lý do của việc này là sự giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia. Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ban hành dựa vào chu kỳ của Mặt Trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12 theo danh sách dưới đây, lúc này tháng 1 và tháng 2 chưa hề tồn tại:

Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, September: 30 ngày, October: 31 ngày, November: 30 ngày, December: 30 ngày.

Lưu ý: cách đánh số tháng 1, 2, 3, ... là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng như trên.

Như vậy, một năm chỉ có 10 tháng tương đương với 304 ngày, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ của Mặt Trăng không được đưa vào lịch. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc người La Mã vốn không có khái niệm mùa đông trong lịch hàng ngày vì theo quan niệm của họ mùa đông là khoảng thời gian vô dụng nhất đối với canh tác nông nghiệp.


Tháng 2 lúc đó được coi là tháng cuối cùng của năm thay vì như quy ước hiện nay là tháng 12.

Khoảng thế kỷ thứ 8 TCN - cụ thể là năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius đã nhận thấy điều này là hết sức ngớ ngẩn và ông quyết định đưa thêm hai tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng. Mỗi tháng này có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng, tổng cộng là 354 ngày với sự xuất hiện của tháng 1 và tháng 2. Do 2 tháng mới này thuộc dạng "sinh sau đẻ muộn", tháng 2 lúc đó được coi là tháng cuối cùng của năm thay vì như quy ước hiện nay là tháng 12.

Tuy vậy, quan niệm hồi đó quy định số chẵn liên quan đến vận đen nên sau đó Numa Pompilius quyết định tăng thêm 1 ngày vào tổng số ngày trong năm thành số lẻ. Bên cạnh đó, số ngày của các tháng cũng được điều chỉnh lại thành số lẻ, nhưng nếu vậy thì số ngày trong năm lại thành số chẵn. Cuối cùng, hoàng đế Pompilus quyết định chọn tháng cuối cùng của năm - tháng 2 - sẽ là tháng có 28 ngày như danh sách dưới đây vì ông nghĩ rằng nếu phải có một tháng có số ngày chẵn thì chọn tháng ngắn nhất:

Martius: 31 ngày, Aprilius: 29 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 29 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 29 ngày, September: 29 ngày, October: 31 ngày, November: 29 ngày, December: 29 ngày, Januarius: 29 ngày, Februarius: 28 ngày.

Mặc dù vậy, lịch đặt theo chu kỳ của Mặt Trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời chứ không phải chuyển động của Mặttrăng quanh Trái đất. Vì lý do đó, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 có tên Mercedonius (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày).

Hệ quả là việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của Mặt trời (chu kỳ vị trí của Mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời vì thời đó người ta không biết Trái đất có quỹ đạo quanh Mặt trời).


Dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm.

Ngoài ra, hoàng đế Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của Mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của Trái Đất quanh Mặt trời hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày. Thực tế ngay sau khi thay đổi quy ước lịch, năm 46 TCN - năm đầu tiên áp dụng kiểu lịch mới - có tới 455 ngày.

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng 2 có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm một ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy sau này khi các tháng được đặt tên lại, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tên theo tiếng anh là August - nó được đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã) - để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng 7 (July) đặt theo tên của Julius Caesar.

Dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng hai có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một qui ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.

Đăng ngày: 18/04/2025
14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Đăng ngày: 18/04/2025
5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

Thời xa xưa, việc dùng phép thuật, bùa chú, lời nguyện được phát triển khắp các nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng con được ghi chép thành những cuốn sách ma thuật lưu truyền qua các thế hệ. Dưới đây là 5 cuốn bản thảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới phép thuật cổ xưa.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News