Phát hiện hoá thạch siêu hiếm của khủng long cổ dài họ hàng với T-rex

Tại bang Victoria, Australia, các nhà khảo cổ phát hiện hoá thạch của một loại khủng long cổ dài, được cho là tiến hoá thành loại ăn thực vật từ tổ tiên ăn thịt của chúng.

Theo Guardian, một người họ hàng của khủng long T-rexVelociraptor với cái cổ dài bất thường đã được phát hiện ở Australia. Các nhà khoa học cũng cho rằng loài khủng long này từng là động vật ăn thịt nhưng sau đó tiến hoá thành loại ăn thực vật.

Elaphrosaur là một thành viên của gia đình các loài khủng long theropod, bao gồm các loài săn mồi. Nó đứng bằng 2 chân sau, cao khoảng 2 mét và có tay ngắn với 4 ngón ở bàn tay.

Phát hiện hoá thạch siêu hiếm của khủng long cổ dài họ hàng với T-rex
Ảnh phục dựng loài khủng long mới.

Ông Stephen Poropat, người đang làm việc tại Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne, đứng đầu nghiên cứu và cho biết elaphrosaur là loài thực sự quý hiếm, với chỉ 3 loài được phát hiện ở Trung Quốc, Tanzania và Argentina.

"Đây là lần đầu tiên chúng được phát hiện ở Australia", ông Propat cho biết.

Ông Steve Brusatte, nhà nghiên cứu cổ sinh học tại Đại học Edinburgh, cho biết elaphrosaur là loài ít được biết đến và nghiên cứu do có quá ít hoá thạch của chúng được phát hiện. Giới khoa học cho rằng chúng chạy nhanh, lanh lẹ, có cái cổ dài và chuyển từ loài ăn thịt thành loài ăn thực vật.

Phát hiện hoá thạch siêu hiếm của khủng long cổ dài họ hàng với T-rex
Mẫu hoá thạc đốt sống cổ của loài elaphrosaur được phát hiện ở Australia. (Ảnh: Bảo tàng Melbourne).

Theo phát hiện mới được công bố trên tạp chí khoa học Gondawana Research, hoá thạch duy nhất của loài này ở Australia là một đốt sống duy nhất - được tìm thấy ở bãi khai quật gần mũi Otway, cách Melbourne 3 giờ lái xe.

Thay vì khai quật trên các bãi cát như thường lệ, các nhà khoa học tìm thấy đốt sống hoá thạch của loài elaphrosaur trên những phiến đá màu xám dọc bờ biển, nơi thường xuyên bị ngập nước.

Được tìm thấy bởi một tình nguyện viên, đốt sống dài 5 cm sau đó được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Melbourne. Dựa trên hình dạng thon dài của xương cột sống, ban đầu nó được cho là thuộc về một con thằn lằn bay thay vì một con khủng long.

Vài năm sau, một nghiên cứu sinh của trường Swinburne là Adele Pentland tới xem mẫu hoá thạch như một phần trong nghiên cứu về loài thằn lằn bay Australia, cô mới nhận ra nó thuộc về một loài vật hoàn toàn khác.

"Tôi đã nghe nói về đốt sống này trong bộ sưu tập của bảo tàng, nó được dán nhãn là đốt sống của thằn lằn bay. Nhưng đốt sống cổ của thằn lằn bay rất đặc biệt và cái này thì không như vậy", cô Pentland chia sẻ.

Vì vậy, nghiên cứu sinh và giáo sư của cô là ông Propat quay trở lại để tìm hiểu xem đốt sống này thuộc về loài loài. Sau khi xác định chúng thuộc về một loài thuộc gia đình theropod, và sau đó nhận ra những tương đồng với hoá thạch của một con Elaphrosaurus được phát hiện ở châu Phi.

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện khó tin về thế giới loài người

Phát hiện khó tin về thế giới loài người "siêu nhân" đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra những dụng cụ xương và đồ da tinh xảo được loài người cổ Neanderthals chế tạo ra giữa thời kỳ người Homo Sapiens chúng ta còn mông muội.

Đăng ngày: 19/05/2020
Sinh vật 80 triệu tuổi như

Sinh vật 80 triệu tuổi như "ngoài hành tinh" hiện diện khắp Trái đất

Hóa thạch sinh vật kỳ lạ xuất hiện trong đá phấn ở nhiều châu lục, trên cơ thể có những cấu trúc hình quả bóng dị thường chưa từng thấy ở bất kỳ động vật nào trên trái đất.

Đăng ngày: 18/05/2020
Những dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn

Những dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn

Các nhà khoa học phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch của con người sống cách đây khoảng 5.760 đến 19.100 năm trước ở châu Phi

Đăng ngày: 16/05/2020
Ba bộ hài cốt tiết lộ lịch sử bi thương của những người gốc Phi đầu tiên đặt chân tới Châu Mỹ

Ba bộ hài cốt tiết lộ lịch sử bi thương của những người gốc Phi đầu tiên đặt chân tới Châu Mỹ

Các phương pháp khảo cổ hiện đại sẽ ngày càng có khả năng tái hiện lại cuộc đời của những người nô lệ này, chắp ghép những mảnh vá về cuộc đời của họ, trả lại cho họ một danh tính đã bị lãng quên. Trong tương lai, các nghiên cứu liên ngành như thế này sẽ ngày càng được phổ biến, sẽ ngày càng có n

Đăng ngày: 15/05/2020
Giật mình đồ ăn hàng ngàn tuổi vẫn có thể ăn được

Giật mình đồ ăn hàng ngàn tuổi vẫn có thể ăn được

Trong những năm qua, một số đồ ăn thức uống hàng ngàn tuổi được con người tìm thấy. Dù có "tuổi đời" lớn như vậy nhưng có loại vẫn có thể sử dụng được khiến giới chuyên gia cũng như công chúng vô cùng bất ngờ.

Đăng ngày: 15/05/2020
Phát hiện

Phát hiện "cá ma cà rồng" có hàm răng kỳ quái

Hóa thạch 45 triệu năm tuổi ở Pakistan tiết lộ một loài cá tiền sử chưa từng được biết tới với duy nhất một chiếc răng ở hàm trên.

Đăng ngày: 15/05/2020
Tìm thấy tượng rùa dài một mét chìm dưới hồ chứa nước

Tìm thấy tượng rùa dài một mét chìm dưới hồ chứa nước

Nhóm khảo cổ khai quật được bức tượng rùa dài khoảng một mét chìm dưới hồ chứa nước gần ngôi đền linh thiêng.

Đăng ngày: 14/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News