Phát hiện khả năng đặc biệt của loài ong có thể tự cứu mình khỏi chết đuối
Theo một nghiên cứu mới, những con ong khi bị rơi xuống nước để tránh bị chết đuối chúng biết cách sử dụng đôi cánh để di chuyển trên mặt nước, tạo ra những đợt sóng với nhịp đập để lướt sóng theo hướng an toàn.
Các kỹ sư tại Viện Công nghệ California vừa qua lần đầu tiên đã báo cáo rằng phương pháp này có thể giúp những con ong di chuyển với tốc độ lên đến gấp ba chiều dài cơ thể, cho phép chúng vượt qua lực cản.
Mọi chuyện bắt đầu vào mùa hè khi nhà nghiên cứu Chris Roh nhìn thấy một con ong bị mắc kẹt trong ao đang cố gắng bơi. Sau đó Roh đặt hơn 30 con ong riêng lẻ vào một cái chảo chứa đầy nước và sử dụng một luồng sáng được đặt trực tiếp xuống dưới những con ong để xem bóng của chúng di chuyển dọc theo đáy chảo.
Hình ảnh mô hình sóng được tạo ra bởi sự di chuyển của ong mật trên mặt nước.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi một con ong hạ cánh xuống nước, chất lỏng dính vào cánh của nó và cản trở khả năng khí động học. Tuy nhiên, độ dính này cho phép những con ong kéo nước và tạo ra những đợt sóng đẩy chúng về phía trước.
Nhưng những sóng này không đối xứng. Thay vào đó, một sóng có biên độ lớn được tạo ra trong nước phía sau con ong trong khi nước phía trước nó vẫn tương đối tĩnh. Sự bất đối xứng này thúc đẩy con ong tiến về phía trước một lượng nhỏ.
Nhà nghiên cứu Mory Gharib cho biết: "Chuyển động của đôi cánh của con ong tạo ra một làn sóng mà cơ thể nó có thể tiến về phía trước”.
Phân tích sâu hơn về các video chuyển động chậm cho thấy thay vì vỗ cánh lên xuống, cánh ong có xu hướng cong xuống để đẩy nước và cong lên khi cánh kéo ngược ra khỏi mặt nước. Cánh của ong cũng được quan sát thấy đập chậm hơn và ở phạm vi ngắn hơn khi ở dưới nước.
Phương pháp này không cho phép con ong tự đẩy mình ra khỏi nước mà chỉ cho phép nó lướt sóng về phía rìa nước để cuối cùng nó có thể tự thoát ra. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng loài côn trùng có thể duy trì chuyển động này trong khoảng 10 phút.
Vào những ngày nắng nóng, tổ ong cần nước để giải nhiệt. Vì vậy, khi nhiệt độ tăng, những con ong thợ được cử đi lấy nước thay vì phấn hoa. Những con ong khi tìm thấy một nguồn nước, nuốt một số vào một buồng đặc biệt trong cơ thể của chúng và sau đó bay đi. Tuy nhiên, đôi khi chúng bị rơi xuống nước. Nếu không thể tự giải thoát, chúng sẽ chết.
Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu chế tạo robot trong tương lai.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.
