Phát hiện khó tin: Loài ong có ngôn ngữ địa phương

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu xem những loài côn trùng phát ra tiếng vo ve khi bay có ngôn ngữ của riêng mình không? Và nghe thật khó tin nhưng dường như loài ong có ngôn ngữ địa phương theo từng khu vực mà chúng sinh sống.

Những nhà nghiên cứu tại trường đại học Cardiff đã phân tích nhiều loài ong mật ở các quốc gia. Việc nghiên cứu này nhằm để xem xét là liệu ở những vùng miền khác nhau thì tiếng vỗ cánh của các loài ong có khác nhau không? Chúng ta đã biết rằng nhiều loài mà sống ở các lục địa khác nhau thì sẽ tạo ra những âm thanh khác nhau và các nhà khoa học nói rằng đã đến lúc để tìm hiểu liệu với những khoảng cách ngắn hơn thì có tồn tại sự khác nhau đó không?

Phát hiện khó tin: Loài ong có ngôn ngữ địa phương
Ở mỗi vùng khác nhau ong cũng có những "ngôn ngữ" khác nhau. (Ảnh: PA).

Giáo sư Les Baillie đã nhờ các thành viên trong cộng đồng ghi âm lại tiếng ong vo ve bằng điện thoại. Ông nói rằng: "Chúng tôi muốn biết rằng một con ong ở Cardiff có phát ra tiếng giống như con ong ở Swansea hay London không. Ong thì không có miệng nhưng chúng tạo ra được âm thanh bằng cách dao động các múi cơ trong đôi cánh. Một người nuôi ong có thể nói cho bạn biết một con ong đang vui hay buồn chỉ bằng cách nghe những tiếng động chúng tạo ra. Những con ong giận dữ thì tiếng vo ve nghe rất lớn, còn những con khác âm thanh phát ra đều đều và bình tĩnh. Còn ong chúa có những tiếng động của riêng nó. Người ta nói rằng tình trạng sức khỏe của ong cũng có thể được nhận biết qua âm thanh chúng tạo ra. Bạn có thể nghe được ít nhất 10 âm thanh khác nhau trong một bầy ong".

Giáo sư Baillie là một nhà vi trùng học nhưng ông lại không thích ong, vì thế ông muốn mọi người gửi những bản ghi âm tiếng ong vo ve ở xứ Wales về cho ông. Khi nào thu thập được đủ âm thanh cần thiết, việc ghi âm tiếng ong bay này sẽ được mở rộng sang Anh. Giáo sư Baillie nói: "Tôi không yêu cầu mọi người dẫn theo chú chó cưng của mình đến gần một bầy ong rồi chọc điện thoại của mình vào chúng. Nhưng chúng tôi không biết làm cách nào để có được những âm thanh của bầy ong từ các vùng khác nhau ngoài cách duy nhất là nhờ cộng đồng gửi chúng đến cho chúng tôi bằng video hay qua file MP3".

Những bản ghi âm này sẽ được phân tích bởi các kĩ sư âm thanh, những người sẽ tìm ra sự khác nhau về mức độ thường xuyên và những dạng tiếng vo ve của ong. Nếu những nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, cây cối ảnh hưởng đến sức khỏe của ong thì âm thanh chúng tạo ra sẽ biến đổi từ khu vực này sang khu vực khác.

Phát hiện khó tin: Loài ong có ngôn ngữ địa phương
Học sinh ở Cardiff đang tham gia dự án nghiên cứu về ong. (Ảnh: Caron University).

Giáo sư Baillie đang cố tìm kháng sinh có trong mật ong và nhận diện được những loài thực vật thân thiện với ong. Ông nói: "Chúng tôi muốn tìm ra một hợp chất mà chúng tôi có thể làm sạch và bán như bán các kháng sinh truyền thống. Chúng tôi cũng có thể tạo ra loại mật ong siêu hạng và cải thiện sự đa dạng của thực vật. Điều đó thật tuyệt!".

Những chuyên gia về động vật cũng đã từng kết luận rằng loài chó cũng có niềm kiêu hãnh về ngôn ngữ địa phương của chúng. Địa điểm sinh sống và giọng bẩm sinh của chó sẽ ảnh hưởng đến cao độ cũng như âm thanh tiếng sủa. Những tiếng sủa mạnh và rõ nhất thường đến từ các con chó ở Liverpool và Scotland. Những nhà nghiên cứu cũng thấy rằng thực vật sẽ phát triển tốt hơn khi được nghe giọng của vùng Tyneside. Giọng ở xứ Wale cũng kích thích cây ra quả nhưng ở Mancunian và Scottish thì thực vật thích yên tĩnh hơn.

Nghiên cứu ong ở London

Dự án về ong thụ phấn ở London đang cố gắng tìm ra những khu vực nào ở London mà loài ong thích đến, đặc biệt là loài hoa nào mà ong ở đây đặc biệt yêu thích. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phấn hoa và mật ong. Vào ngày 21/6, nghiên cứu được thực hiện bằng cách thả 500 con ong, sau đó hàng trăm con ong khác sẽ lần lượt được thả ra mỗi tháng. Các con ong này đều được dán nhãn trên lưng để tiện cho việc theo dõi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News