Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây

Các nhà khoa học Australia mới đây phát hiện rằng một số cây có tốc độ chuyển hóa trong lá cao gấp 10 lần so với cây khác. Đây được coi là nhân tố then chốt trong hiệu suất quang hợp của cây trồng, đồng nghĩa với việc giúp năng suất thu hoạch được nâng lên.

Phương tiện kết nối giữa các tế bào được gọi là sợi liên bào, những cấu trúc cực nhỏ đến mức 25.000 sợi có thể chỉ bằng đường kính của một sợi tóc người.

Tiến sỹ Florence Danila, công tác tại Trung tâm ARC nghiên cứu về quang hợp thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), người thực hiện nghiên cứu trên, cho biết các sợi liên bào vận chuyển các phân tử nhỏ hoặc các chất chuyển hóa như cách xe ôtô chạy trên đường.

Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây
Một số cây có tốc độ chuyển hóa trong lá cao gấp 10 lần so với cây khác.

Có thể hình dung trong một thành phố càng có nhiều đường thì các phương tiện càng di chuyển với tốc độ nhanh hơn và nếu số lượng đường xá có hạn, tình trạng ùn tắc sẽ xảy ra.

Các nhà khoa học đã nhận ra những cây trồng có năng suất cao hơn, như cây ngô, có số lượng sợi liên bào cao hơn đến 10 lần so với các cây có năng suất thấp hơn và những sợi liên bào này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc di chuyển các chất chuyển hóa.

Các loại cây trồng thường sử dụng cách quang hợp kiểu C3 hoặc C4 để chuyển hóa carbon nhờ ánh sáng Mặt trời. Quang hợp kiểu C4 là hình thức tiến hóa của C3 và có hiệu quả hơn nhiều so với hình thức C3.

Thông thường hình thức quang hợp kiểu C3 là cách quang hợp của các giống cây như lúa và lúa mỳ, 2 giống cây được trồng nhiều nhất thế giới.

Phó Giám đốc trung tâm ARC, Susanne von Caemmerer, cho biết phát hiện mới nêu trên có thể giúp thay đổi nhận thức trong việc trồng các cây sử dụng hình thức C3 sang sử dụng hình thức C4, giúp tăng năng suất và góp phần vào giải quyết nạn đói toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến

Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến "điên cuồng" đề kháng với kháng sinh

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications: Mycobacterium leprae - chủng vi khuẩn cổ gây ra bệnh phong - đang mạnh lên và cực kỳ kháng thuốc.

Đăng ngày: 02/02/2018
Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Các nhà khoa học Mỹ có thể huấn luyện muỗi để nó không đốt người, hiệu quả như việc sử dụng các chất chống côn trùng như DEET.

Đăng ngày: 02/02/2018
Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Bộ Tài nguyên và môi trường vừa đề xuất bổ sung 37 loài vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó có 16 loài thực vật và 21 loài động vật.

Đăng ngày: 28/01/2018
Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Mỗi mẫu đất có thể chứa hàng trăm đến hàng ngàn loại vi khuẩn - phần lớn vẫn chưa được xác định hết.

Đăng ngày: 23/01/2018
Vi sinh vật bán nhân tạo - Đột phá mới trong sinh học phân tử

Vi sinh vật bán nhân tạo - Đột phá mới trong sinh học phân tử

Các base này – biểu thị bằng 4 chữ cái G, C, A và T - hiện diện trong các phân tử ADN và được mọi cơ thể sống sử dụng để định hướng cho quá trình tổng hợp protein.

Đăng ngày: 22/01/2018
Cây phong lá đỏ “hot hit” mấy ngày nay nhưng bạn có thực sự biết về loại cây này?

Cây phong lá đỏ “hot hit” mấy ngày nay nhưng bạn có thực sự biết về loại cây này?

Sự kiện phong lá đỏ - một loài cây siêu thơ mộng nổi tiếng ở các xứ lạnh như Bắc Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc được trồng ở trung tâm Hà Nội đã mang lại bao niềm hứng thú cho các bạn trẻ.

Đăng ngày: 21/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News