Phát hiện kỳ lạ “con đường đến thế giới bên kia“ trong kim tự tháp cổ
Các nhà khảo cổ học đã tiến gần đến việc làm sáng tỏ bí ẩn con hào bao quanh kim tự tháp Djoser của Ai Cập, theo Science in Poland.
Nhà nghiên cứu khảo cổ Kamil Kurashkevich từ Đại học Warsaw cho biết, “con hào khô” ở khu mộ Sakarra gần Cairo là mô hình con đường ba chiều để pharaoh đến với “thế giới bên kia”.
Đó là một con hào khổng lồ cắt vào đá sâu 20 mét và rộng 40 mét bao quanh khu vực thiêng liêng 750m x 600m. Tổ hợp lăng mộ bao gồm kim tự tháp , được coi là cấu trúc đá cổ nhất còn tồn tại trên thế giới và các công trình đền thờ liền kề.
Kim tự tháp Djoser.
Nhóm các nhà khảo cổ học do ông Kurashkevich dẫn đầu đã làm việc tại Sakarra hơn 20 năm. Trong các cuộc khai quật, họ đã tìm thấy những hành lang ngang thấp, có lẽ đã hình thành trong quá trình xây dựng kim tự tháp. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học không thể xác định mục đích của các hành lang này.
Một trong những hành lang dẫn đến kim tự tháp có chiều dài khoảng 20 mét và kết thúc trong một căn phòng nhỏ. Bên trong nó, các nhà Ai Cập học đã tìm thấy dụng cụ nghi lễ khác thường, được trang trí với những hình rắn chạm khắc.
Theo ông Kurashkevich, vũ khí có thể là một trong những mối nguy hiểm đang chờ đợi Pharaoh, hoặc ngược lại, là phương tiện bảo vệ trên con đường sang thế giới bên kia.
“Theo tín ngưỡng của người Ai Cập, con đường đến thế giới bên kia rất khó khăn và nguy hiểm. Trước khi người quá cố có thể tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu, ông ta phải vượt qua một số chướng ngại vật và gặp phải những sinh vật nguy hiểm”, nhà khảo cổ học giải thích.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
