Phát hiện loài bạch tuộc khổng lồ mới ngoài khơi Alaska

Một nhóm nhà khoa học Mỹ tìm thấy loài bạch tuộc khổng lồ có diềm xếp ở vùng ven biển Alaska.

Các nhà nghiên cứu nhận dạng một loài bạch tuộc mới và mô tả phát trên tạp chí sinh học American Malacological Bulletin. Họ đặt tên cho nó là bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương có diềm xếp, IFL Science hôm qua đưa tin.

Với trọng lượng lên tới 71kg, bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương là loài bạch tuộc lớn nhất mà giới nghiên cứu từng biết tới. Sống ở những vùng ven biển lạnh giàu oxy phía nam Thái Bình Dương, phân bố từ nam California đến Alaska và xuống tới bán đảo Triều Tiên, loài động vật thân mềm này sở hữu kích thước ấn tượng nhờ ăn các loại tôm nhỏ, cua và tôm hùm.

Phát hiện loài bạch tuộc khổng lồ mới ngoài khơi Alaska
Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương có diềm xếp. (Ảnh: Alaska Octopus Project).

Với phạm vi phân bố rộng như vậy, các nhà khoa học không bất ngờ khi phát hiện bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương thực chất gồm ít nhất hai loài riêng biệt. Trên thực tế, giới nghiên cứu đã suy đoán có hai loài khác nhau từ năm 2012. Ở thời điểm đó, họ tiến hành một nghiên cứu di truyền nhỏ về mực khổng lồ sinh sống quanh vùng ven biển Alaska.

Họ nhận thấy mẫu ADN thu thập được chỉ ra hai quần thể khác biệt về mặt di truyền sống ở những vùng nước lạnh giá này. Nhưng do mẫu vật được lấy từ mẫu mô trên các mảnh xác bạch tuộc chết, không có cách nào để xác nhận khác biệt về di truyền có đi kèm với khác biệt về hình dáng bên ngoài, giúp xác nhận đó thực sự là hai loài riêng lẻ hay không.

Sau vài năm, hai nhà nghiên cứu Nathan Hollenbeck và David Scheel ở Đại học Alaska Pacific quyết định tìm hiểu rõ. Thông qua thu thập bạch tuộc sống lọt lưới của ngư dân đánh bắt tôm ở Prince William Sound, Alaska, họ không chỉ lấy được nhiều mẫu ADN hơn mà còn xây dựng thành công dữ liệu hình thái về hình dáng bên ngoài của chúng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện các khác biệt di truyền được đề cập trong nghiên cứu trước đó và kết luận ngoài bạch tuộc khổng lồ thường thấy, có một loài bạch tuộc khác có cột diềm nhô ra dọc thân và diềm xếp quanh mắt trông hơi giống lông mi. Do đó, Hollenbeck và Scheel gọi chúng là bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương có diềm xếp.

Dù lần đầu tiên được các nhà khoa học chính thức công nhận, loài bạch tuộc mới không xa lạ với những người kiếm sống quanh vùng biển Alaska. Khoảng 1/3 bạch tuộc khổng lồ lẫn vào lưới của ngư dân thuộc loài này, chứng tỏ chúng khá phổ biến. Nhóm nghiên cứu cho rằng chúng sống ở vùng biển sâu hơn bạch tuộc khổng lồ thông thường và đó là lý do đến giờ chúng mới được nhận dạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Chiếc miệng to như hố sâu của cá mập voi 10 mét

Chiếc miệng to như hố sâu của cá mập voi 10 mét

Nhà quay phim dưới nước người Italy Stefano Ulivi ghi hình cá mập voi há miệng rộng hết cỡ ở vùng biển ngoài khơi La Paz, Mexico, Story Trender hôm 22/12 đưa tin.

Đăng ngày: 26/12/2017
Bộ ảnh

Bộ ảnh "quái vật ngoài hành tinh" dưới biển đã trở lại và kinh dị hơn xưa

Roman Fedortsov - có lẽ nhiều người vẫn chưa quên cái tên này. Ngư dân người Nga đã trở nên cực kỳ nổi tiếng sau 2 bộ hình hình

Đăng ngày: 23/12/2017
Cá voi sát thủ ba mét chết thảm do bị bão thổi bay lên bờ

Cá voi sát thủ ba mét chết thảm do bị bão thổi bay lên bờ

Một người dân địa phương phát hiện xác con cá voi sát thủ đực còn non trên bãi cỏ ven bờ biển phía tây hòn đảo chính của quần đảo Shetland ở Scotland sau gần ba tuần bão Caroline đổ bộ vào đây.

Đăng ngày: 23/12/2017
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 21/12/2017
Có gì ở nơi sâu nhất Trái đất?

Có gì ở nơi sâu nhất Trái đất?

Rãnh Mariana nằm trên phần đáy khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana, kéo dài tới gần Nhật Bản.

Đăng ngày: 21/12/2017
Chiêu tự vệ của loài thủy quái khiến cá mập dè chừng

Chiêu tự vệ của loài thủy quái khiến cá mập dè chừng

Cá mù có lớp da siêu lỏng giúp nó tránh thoát tổn thương nội tạng nghiêm trọng khi bị kẻ thù cắn.

Đăng ngày: 17/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News