Phát hiện loài cây ăn thịt đáng sợ tại Canada
Lần đầu tiên ở Bắc Mỹ, các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài cây ăn thịt đáng kinh ngạc, nó không chỉ ăn sâu bọ mà còn ăn cả các loài bò sát.
Trong nghiên cứu mới nhất được các nhà sinh vật học ở Đại học Guelph công bố, họ đã phát hiện loài cây ăn thịt tại Công viên Algonquin ở Ontario (Canada). Được gọi với cái tên “Nỗi kinh hoàng tí hon”, loài thực vật này có thể bắt sống và tiêu hóa được những con kỳ nhông non.
Vùng đất ngập nước ở tỉnh Ontario từ lâu đã là nơi tập trung các loài thực vật ăn sinh vật mà chủ yếu là côn trùng và nhện. Khi con mồi rơi vào bên trong chiếc lá hình cái chuông của nó, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra và giết chết con mồi bằng cách phân hủy chúng chậm rãi.
Một con kỳ nhông sơ sinh đang bị tiêu hóa bên trong một cây ăn thịt. (Ảnh: University of Guelph).
Nơi đây vẫn giữ được vẻ hoang dã suốt hàng trăm năm qua, người dân và các nhà khoa học đến đây để nghiên cứu về cuộc sống tự nhiên. Nhưng mới đây, các nhà sinh vật học đã tìm thấy một con kỳ nhông non bị kẹt trong “nắp ấm” của loài thực vật này.
Từ ca đầu tiên, nhóm khoa học đã mở rộng tìm kiếm và phát hiện ra rất nhiều nạn nhân xấu số khác là những con kỳ nhông từ sơ sinh đến vị thành niên bị tóm lấy và giết chết, thậm chí có cây chứa nhiều hơn một con mồi.
Qua quan sát, các nhà khoa học cho biết, vùng đầm lầy ngập nước là môi trường lý tưởng để kỳ nhông săn bắt mồi. Khi thấy côn trùng tập trung trong miệng nắp của cây, kỳ nhông tìm đến và vô tình bị sập bẫy rồi chết dần bên trong.
Công viên Algonquin ở Ontario (Canada) với những vùng đất ngập nước, là nơi sinh sôi mạnh mẽ của loài cây này. (Ảnh: University of Guelph).
Bên trong "dạ dày" của cây, các chất dịch được tiết ra như enzyme tiêu hóa khiến sinh vật bị mất nhiệt, bị hoại tử các cơ quan, bị nhiễm trùng và đói rồi dẫn đến tử vong. Có vài cá thể chịu được đến 19 ngày, song có những con đã chết sau 3 ngày.
Có nhiều loài thực vật ăn thịt trên khắp hành tinh, nhưng có lẽ cây ăn thịt ở Ontario (Canada) được nạp nhiều chất dinh dưỡng nhất. Chất bổ sau khi được tiêu hóa không chỉ giúp cây to lớn mà còn giúp đất trở nên màu mỡ hơn.
Cây ăn thịt được khám phá lần đầu tiên từ thế kỷ 18. Rừng mưa nhiệt đới ở Châu Á ghi nhận nhiều loài cây ăn sinh vật nhất, nhưng chúng chủ yếu ăn côn trùng, nhện hay chim nhỏ chuột nhắt.
Phát hiện này gây ngạc nhiên lớn trong giới khoa học bởi trước đây không ai nghĩ các loài thực vật ăn thịt có thể ăn thịt theo đúng nghĩa đen. Công viên Algonquin ở Ontario (Canada) vẫn là nơi chứa nhiều điều bí ẩn cần được giải mã trong tương lai.

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật
Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Chiêm ngưỡng bông hoa trăm năm mới nở
Một cây họ Dứa cao 12 m trên dãy Andes chỉ nở hoa một lần duy nhất trong suốt thế kỷ.

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam
Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.
