Phát hiện loài Chun lá Chắp tay bản địa của Việt Nam

Loài Chun trước đây chỉ phát hiện ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), nay tìm thấy ở Việt Nam giúp bổ sung cây gỗ bản địa vào hệ thực vật trong nước.

Cây gỗ Chun lá Chắp tay tên khoa học là Chunia bucklandioides được TS Đỗ Văn Trường, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và nhóm cộng sự tại Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc phát hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn (Lào Cai) trong chương trình nghiên cứu về khu hệ thực vật Việt Nam - Trung Quốc.

Đây là loài duy nhất trong chi Chunia (Exbucklandioideae, Hamamelidaceae), thân cây gỗ nhỡ có thể cao đến 20m. Loài này được tổ chức IUCN xếp ở mức nguy cấp (VU). Trước đó, loài này được phát hiện duy nhất ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Sau phát hiện này, loài Chun lá Chắp tay được công nhận là loài cây bản địa của Việt Nam.

Phát hiện loài Chun lá Chắp tay bản địa của Việt Nam
Hình ảnh đôi lá kèm giống bàn tay úp vào nhau của Chun lá Chắp tay. (Ảnh: Đỗ Trường)

Nghiên cứu không chỉ bổ sung thêm một chi thực vật mới (chi Chunia) mà còn bổ sung thêm một nguồn gene cây gỗ tiềm năng cho khu hệ thực vật Việt Nam.

Đến nay, chỉ có một quần thể của loài "Chun lá chắp tay" dưới tán rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác ở khu vực vùng đệm của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn được ghi nhận với kích thước nhỏ, mọc phân tán.

Theo TS Trường, đây là nguồn gene cây gỗ quý cần được quan tâm nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học, sinh thái học và giá trị sử dụng (cung cấp gỗ, nguyên liệu sản xuất...), làm cơ sở khoa học để phát triển nguồn gene này ở Việt Nam. Năm 2020, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành của Phần Lan.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bọ sát thủ trao

Loại bọ sát thủ trao "nụ hôn thần chết" cho con người

Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo cần xem xét nghiêm túc ảnh hưởng của loài bọ hút máu người gây ra cái chết của 10.000 người mỗi năm trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 21/08/2021
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tàng hình trước lũ muỗi?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tàng hình trước lũ muỗi?

Các nhà khoa học cho biết họ có thể dùng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 để tạo ra những con muỗi vằn (Aedes aegypti) không có khả năng phát hiện ra vật chủ.

Đăng ngày: 20/08/2021
Kỳ lạ thứ trái cây giống xoài nhưng màu tím, còn bên trong như quả chuối

Kỳ lạ thứ trái cây giống xoài nhưng màu tím, còn bên trong như quả chuối

Trong hình ảnh được chia sẻ, có thể thấy lúc còn treo lủng lẳng trên cây, thứ quả này trông giống như xoài, nhưng lại có vỏ màu tím. Khi lấy dao xẻ ra, bên trong lại giống như quả chuối.

Đăng ngày: 17/08/2021
Phát hiện chủng virus cực kỳ nguy hiểm trên cá heo, đe dọa đến các loài sinh vật biển

Phát hiện chủng virus cực kỳ nguy hiểm trên cá heo, đe dọa đến các loài sinh vật biển

Các chủng vi rút tương tự đã dẫn đến tình trạng chết hàng loạt của cá heo gần Úc và Brazil.

Đăng ngày: 13/08/2021
Loài thực vật phổ biến ở Bắc Mỹ này hóa ra lại là cây ăn thịt

Loài thực vật phổ biến ở Bắc Mỹ này hóa ra lại là cây ăn thịt

Một loài cây ăn thịt “kén ăn”: Nó sẽ không ăn các loài côn trùng có thể thụ phấn cho nó.

Đăng ngày: 13/08/2021
Phát hiện loài thực vật

Phát hiện loài thực vật "bạch tạng" quý hiếm ở Cát Lâm

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Cheilotheca humilis, một loài thực vật quý hiếm thường phân bố trong các khu rừng hỗn giao lá rộng ở nơi có độ cao trung bình trở lên.

Đăng ngày: 12/08/2021
Cây olive cổ thụ 2.500 năm tuổi bị thiệu rụi trong đám cháy rừng kinh hoàng

Cây olive cổ thụ 2.500 năm tuổi bị thiệu rụi trong đám cháy rừng kinh hoàng

Apostolis Panagiotou, cư dân ở đảo Evia hôm 8/8 chia sẻ ảnh chụp cây olive cổ thụ trước và sau đám cháy dữ dội.

Đăng ngày: 12/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News