Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' độc nhất vô nhị

Một nhà khoa học tình cờ phát hiện ra một loài côn trùng có ''siêu năng lực'' đặc biệt, di chuyển ngược ở mặt dưới của mặt nước.

Loài côn trùng được các nhà nghiên cứu cho rằng đến từ họ Hydrophilidae. Chúng có thể lướt dọc theo mặt dưới của mặt nước như thể bị dính vào một tấm kính trong suốt. Đây là lần đầu tiên một loài côn trùng được ghi nhận di chuyển theo cách kỳ dị như vậy.

Khám phá về con bọ này đến một cách rất tình cờ. Nhà sinh vật học hành vi John Gould tại Đại học Newcastle ở Callaghan, Australia, đang tìm kiếm nòng nọc trong một vũng nước ở dãy núi Watagan, Australia thì nhìn thấy một vật thể nhỏ màu đen di chuyển trên mặt nước.

Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' độc nhất vô nhị
Loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' di chuyển ở mặt dưới của mặt nước. (Ảnh: Đại học Newcastle).

Ông Gould nói với Live Science: “Khoảnh khắc tôi nhận ra con bọ đang di chuyển trên bề mặt nước, tôi biết mình đã tìm thấy một thứ thực sự kỳ lạ".

Theo quan sát của nhà khoa học, con bọ đang thản nhiên đi dọc theo mặt dưới của mặt nước trong tư thế lộn ngược. Thỉnh thoảng, nó dừng lại, và sau đó tiếp tục lao theo bề mặt nước như thể nó đang đi ngang qua bất kỳ bề mặt rắn thông thường nào trên đất.

Nhà vi sinh vật học Gould nói rằng, điều đặc biệt thú vị về siêu năng lực kỳ lạ của sinh vật này là nó không chỉ có thể di chuyển mà còn có thể ở trạng thái nghỉ ngơi trong khi dường như dán chặt vào mặt dưới của mặt nước.

“Điều đó có nghĩa là nó có thể ở trên bề mặt nước mà không tiêu tốn bất kỳ năng lượng nào. Trái ngược với những động vật lớn di chuyển trên mặt nước, chẳng hạn như thằn lằn, chúng cần tiếp tục chạy để không bị chìm xuống. Khả năng này cũng có thể có nghĩa là nó có thể ngăn chặn sự săn mồi bằng cách giảm thiểu lượng tiếng ồn trong khi duy trì vị trí'' - ông Gould cho hay.

Không rõ bằng cách nào con côn trùng lạ lùng này có thể làm được điều đó, nhưng Gould và nhóm của ông tin rằng, manh mối quan trọng có thể nằm ở chiếc bong bóng khí quan sát được giữa bụng con vật. Cơ thể nó được bao phủ bởi nhiều đốm nhỏ giống như lông giúp chúng có thể giữ không khí, đặc biệt là ở bụng và chân. Không khí này giúp cung cấp một lực nổi lên, đủ để dính con bọ cánh cứng lên mặt nước.

Cũng theo ông Gould: “Ngoài ra, chúng tôi đề xuất rằng các cơ quan gắn trên chân sẽ giữ các bong bóng khí cho phép nó tương tác với mặt nước theo cách mà nó có thể dễ dàng đi lại mà không bị phá vỡ sức căng bề mặt''.

Tất nhiên, kích thước nhỏ của nó cũng có thể là một ưu thế góp phần vào khả năng này, vì sự gián đoạn sức căng bề mặt nước ở côn trùng nhỏ ít xảy ra hơn so với các loài côn trùng lớn hơn.

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để tìm ra cơ chế chính xác cho phép côn trùng này đi trong nước, cũng như lý do cho sự thích nghi. Dù câu trả lời có thể là gì, nó có thể sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng cho thế giới bên ngoài vũng nước nhỏ của loài bọ này.

Các nhà khoa học lưu ý rằng, các nghiên cứu về các loài côn trùng di chuyển trên mặt nước khác, chẳng hạn như nhện nước, đã giúp đi đến những tiến bộ khoa học trong chế tạo robot côn trùng với khả năng tương tự.

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về loài côn trùng mới trên tạp chí Ethology.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cây kỳ lạ phân chia lao động giống tổ ong

Loài cây kỳ lạ phân chia lao động giống tổ ong

Cây ổ rồng phân chia lao động và sinh sản để quần thể phát triển khỏe mạnh hết mức có thể khi mọc bên thân cây lớn, theo nghiên cứu trên tạp chí Ecology.

Đăng ngày: 06/07/2021
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Khi phải chống chịu giữa những cơn bão dữ dội, cây cọ có lợi thế hơn các loài thực vật khác ở thân cây xốp, ít cành lá và hệ thống rễ độc đáo.

Đăng ngày: 05/07/2021
Kỳ lạ nấm ký sinh hiếm gặp,

Kỳ lạ nấm ký sinh hiếm gặp, "ngón tay thây ma" ở Úc

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng, một loại nấm giống như ngón tay của thây ma, loài nấm có nguy cơ tuyệt chủng chỉ được biết đến từ một số ít

Đăng ngày: 03/07/2021
Nghiên cứu giống lúa mới biến đổi gene phòng dịch tả

Nghiên cứu giống lúa mới biến đổi gene phòng dịch tả

Các nhà nghiên cứu phát triển một loại vaccine phòng dịch tả mới bằng cách biến đổi gene lúa để chứa kháng nguyên không độc hại.

Đăng ngày: 30/06/2021
Rong biển độc hại xâm lấn Địa Trung Hải

Rong biển độc hại xâm lấn Địa Trung Hải

Một loại rong biển từ Nhật Bản đang chết chất đống trên các bãi biển hoang sơ dọc Địa Trung Hải, giải phóng độc tố gây hại cho con người.

Đăng ngày: 28/06/2021
Hiện tượng hiếm thấy trong tự nhiên: Ba búp sen trên cùng một cuống

Hiện tượng hiếm thấy trong tự nhiên: Ba búp sen trên cùng một cuống

Hiện tượng " sen sinh ba" cực hiếm trong tự nhiên được quan sát thấy ở thị trấn Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.

Đăng ngày: 28/06/2021
Xóa sổ kiến vàng điên xâm chiếm hòn đảo Mỹ

Xóa sổ kiến vàng điên xâm chiếm hòn đảo Mỹ

Kiến vàng điên, loài vật bắt nguồn từ Đông Nam Á, xâm lấn đảo san hô Johnston, phun axit formic tấn công chim biển và ngăn chúng làm tổ.

Đăng ngày: 28/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News