Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có cơ quan sinh dục “đảo ngược”
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Nhật Bản, Brazil và Thụy Sĩ vừa phát hiện một loài côn trùng kỳ lạ mới ở Brazil. Trong đó con đực lại có “âm đạo”, con cái sở hữu… dương vật.
Dương vật luôn là cơ quan sinh dục đặc trưng của con đực trong mọi loài động vật. Tuy nhiên, một loài côn trùng mới được phát hiện có tên Sensitibillini trong hang động ở Brazil đã khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi có cơ quan sinh dục “đảo ngược” hoàn toàn.
Loài Sensitibillini được tạo thành từ ba chi khác nhau có tên: Afrotrogla, Neotrogla và Sensitibilla.
Loài côn trùng kì lạ trong hang động ở Brazil có cơ quan sinh dục của con đực và con cái phát triển “đảo ngược”.
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chi Neotrogla ở Brazil cách đây bốn năm có những dấu hiệu của sự đảo ngược cơ quan sinh dục giữa con đực và con cái.
Để có thể giao phối với nhau, con cái của loài côn trùng này thường “neo” cơ quan sinh dục giống như dương vật vào “túi” âm đạo của con đực trong một khoảng thời gian dài (từ 40 - 70 giờ) để có thể nhận được đủ khối lượng tinh dịch.
Tuy nhiên, mặc dù được xếp cùng loài nhưng chi Sensitibilla lại không có cơ quan sinh dục bị đảo ngược.
Để tìm hiểu xem đặc tính giao phối đảo ngược có tiến triển tương tự trên cùng các chi hay không, các nhà khoa học đã nghiên cứu cả ba chi và phát hiện ra rằng chúng có xu hướng tiến hoá độc lập.
Theo thông tin được công bố trên tạp chí Biology Letters, hình dạng của dương vật trong các chi Neotrogla và Afrotrogla khác nhau đáng kể.
Câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu đau đầu đó là vì sao hai chi có liên quan trong loài lại có xu thế tiến hoá cơ quan sinh dục khác nhau như vậy? Câu trả lời gần đây đã được tìm ra. Nguyên nhân được xác định là bởi môi trường sống của loài động vật này có những đặc điểm đặc biệt. Trong các hang động có loài côn trùng này sinh sống không chứa nhiều thức ăn dẫn đến việc con đực trở nên hứng thú trong việc tìm kiếm một bữa ăn hơn là đi tìm bạn đời.
Theo thời gian, điều này đã khiến cho những con cái phải đảm nhận vai trò là kẻ truy đuổi và chủ động giao phối. Không chỉ thế, "dương vật" của con cái đã phát triển thành hình móc để đảm bảo rằng con đực không thể trốn thoát trước khi chúng thu thập đủ tinh trùng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, cơ quan sinh dục của cả con đực và con cái đều cũng phát triển đồng thời để có thể thuận lợi cho việc giao phối.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
