Phát hiện loài nhện khổng lồ Tarantula mới ẩn nấp bên trong thân tre
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loài nhện mới ở Thái Lan, thuộc nhóm tarantula. Tarantula bao gồm một nhóm nhện lớn và thường có lông thuộc họ Theraphosidae. Những con nhện tarantula mới này làm tổ bên trong thân cây tre, một hành vi chưa từng được ghi nhận trước đây ở loài tarantula.
Những con nhện tarantula mới này làm tổ bên trong thân cây tre.
Nghiên cứu mới trên tạp chí ZooKeys mô tả loài tarantula này là chưa từng được biết đến, chúng sinh sống trong các khu rừng ở tỉnh Tak của Thái Lan. Chúng được đặt tên là Taksinus bambus, những con tarantula sống bên trong thân cây tre châu Á (Gigantochloa), nơi chúng xây dựng hang bằng tơ.
“Những con vật này thực sự ấn tượng”, Narin Chomphuphuang, đồng tác giả của nghiên cứu mới và là nhà nghiên cứu tại Đại học Khon Kaen ở Thái Lan, đã viết trong một bài đăng trên blog Pensoft. "Chúng là những con tarantula đầu tiên được biết đến với hệ sinh thái dựa trên cây tre".
Khám phá này càng củng cố tầm quan trọng của tre đối với động vật hoang dã, đồng thời chứng minh khả năng thích ứng tiến hóa của loài tarantula và cho thấy sự đa dạng sinh học của các khu rừng Thái Lan.
Đây là những con tarantula đầu tiên được biết đến với hệ sinh thái dựa trên cây tre.
Những con nhện này sống ở độ cao 1000 mét so với mực nước biển, chúng có cơ thể màu đen và xám đậm, với các dải màu vàng trên chân.
“Chúng tôi đã kiểm tra tất cả các cây trong khu vực phát hiện loài này. Loài tarantula này gắn liền với tre, chúng tôi chưa bao giờ quan sát thấy chúng ở bất kỳ loài thực vật nào khác”, Narin viết.
Lối vào tổ của chúng có nhiều hình dạng, từ những cái lỗ 2-3 cm đến các vết nứt to lớn trên thân tre. Các nhà nghiên cứu cho biết chúng không có khả năng tự tạo ra những hang này mà sử dụng từ các động vật khác.
Nhóm nghiên cứu đã đặt tên loài tarantula mới theo vị vua Thái Lan, Taksin Đại đế.
Điều này không phải vấn đề khó khăn vì tre được sử dụng bởi rất nhiều sinh vật, từ bọ cánh cứng, các loài sâu tre, đến ong thợ mộc làm tổ trên tre và các loài gặm nhấm. Tre cũng có thể tự nứt nẻ, kết quả của sự thay đổi nhanh chóng về độ ẩm, khô không đều, hoặc ướt đẫm sau đó là khô nhanh.
Taksinus được đưa vào phân họ Ornithoctoninae của loài tarantula Đông Nam Á. Nhóm nghiên cứu đã đặt tên loài tarantula mới theo vị vua Thái Lan, Taksin Đại đế, người cai quản tỉnh Tak vào thế kỷ 18.
- Thấy sinh vật khoang đen trắng cực độc, người đàn ông bất ngờ nhảy luôn xuống biển để lại gần
- Trung Quốc có kế hoạch chi 200 tỷ USD xây đường tàu chạy dưới nước, tới Hoa Kỳ chỉ trong 2 ngày
- Phát hiện "kinh hoàng" trong hố phân các dinh thự giàu có nhất Jerusalem cách đây 2700 năm