Phát hiện loài rắn hoa cỏ đổi thức ăn để tích lũy độc tố

TS Nguyễn Thiên Tạo cùng cộng sự phát hiện loài rắn hoa cỏ cổ đỏ ăn ấu trùng đom đóm thay vì cóc và giun đất để tích lũy độc chất Bufadienolide.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Trước đây, tất cả các độc tố có trong loài rắn này được cho là có từ cóc - một loại thức ăn phổ biến của rắn. Nhưng khi phân tích nhóm nghiên cứu gồm TS Tạo và cộng sự ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thấy có những độc tố khác với độc tố trong cóc. Nhóm nghiên cứu đã dành gần 10 năm đi tìm câu trả lời, liệu có phải độc tố này sinh ra trong quá trình tiến hóa của rắn?.

TS Nguyễn Thiên Tạo cùng các cộng sự tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ghi nhận tổng số 28 mẫu thức ăn trong dạ dày rắn ngoài tự nhiên và 29 mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích.

Phát hiện loài rắn hoa cỏ đổi thức ăn để tích lũy độc tố
Loài rắn hoa cỏ cổ đỏ - Rhabdophis subminiatus ở Việt Nam. (Ảnh: NVCC).

Ông cho biết, không giống các loài rắn khác, hầu hết rắn thuộc Rhabdophis có các tuyến phòng thủ đặc biệt dưới da ở lưng, đôi khi ở cổ. Tuyến này là nơi tích tụ độc tố từ thức ăn gọi là Bufadienolides. Khi bị tấn công, chúng sẽ ưỡn cổ, làm cho tuyến phòng thủ hiện rõ hơn. Kẻ săn mồi khi cắn vào cổ rắn sẽ nhận được một tia chất lỏng từ các tuyến này vào trong miệng hoặc mắt, gây đau đớn, tê liệt.

Nghiên cứu về thành phần thức ăn ngoài tự nhiên của chúng cho thấy các loài lưỡng cư trong đó các loài họ cóc (Bufonidae) là con mồi ưa thích và là nguồn chính cung cấp độc tố Bufadienolide. Tuy nhiên ở nhóm rắn ăn chủ yếu là các loài giun đất - vốn không có chất độc - vẫn phát hiện các tuyến liên kết phòng thủ đặc biệt có chứa độc tố Bufadienolide. Quá trình nghiên cứu và phân tích, nhóm đã tìm được bằng chứng khoa học loài rắn này có khả năng tích lũy được độc tố thông qua con mồi là ấu trùng đom đóm.

Theo TS Tạo, trong số các loài rắn thuộc giống Rhabdophis, sự thay đổi và thích nghi trong thành phần thức ăn từ ếch sang giun đất không phải là bất thường. Tuy nhiên, sự thay đổi con mồi có chứa độc tố được quan sát thấy trong nhóm rắn Rhabdophis có nguồn gốc Bufadienolides (từ cóc) sang loại độc tố mới ở đom đóm là rất thú vị và đáng chú ý. "Chúng tôi thường gọi là cùng một loại vũ khí, nhưng nguồn độc tố khác nhau", ông nói.

Phát hiện mới về việc thay đổi thức ăn dể tích lũy độc tố của loài rắn hoa cỏ cổ đỏ được nhóm nghiên cứu công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ - Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) năm 2020.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga

Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga

Cá voi trắng Jessica 14 tuổi đã lần đầu tiên sinh sản tại Thủy cung Primorsky ở Vladivostok. Đây là trường hợp cá voi trắng sinh con trong trại nuôi độc nhất vô nhị ở Nga.

Đăng ngày: 21/09/2021
Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn

Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn

Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia, họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại. Là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, chúng có thân dài, chân khỏe, một số loài tiết nước bọt có độc.

Đăng ngày: 20/09/2021
Vui mừng khi gặp tinh tinh bạch tạng, nhưng các nhà khoa học phải chứng kiến cảnh rùng rợn do đồng loại của nó gây ra

Vui mừng khi gặp tinh tinh bạch tạng, nhưng các nhà khoa học phải chứng kiến cảnh rùng rợn do đồng loại của nó gây ra

Con tinh tinh bạch tạng chỉ vừa chào đời được khoảng nửa tháng đã bị đồng loại giết chết, nhiều khả năng là do diện mạo khác biệt của nó.

Đăng ngày: 20/09/2021
Nhìn bức ảnh này, bạn đoán xem đây là mắt của con gì? Câu trả lời có thể khiến bạn... hết cả hồn đấy!

Nhìn bức ảnh này, bạn đoán xem đây là mắt của con gì? Câu trả lời có thể khiến bạn... hết cả hồn đấy!

Đảm bảo khi biết " chủ sở hữu" của đôi mắt này, bạn sẽ bất ngờ lắm đấy.

Đăng ngày: 20/09/2021
Clip: Bị trăn quấn quanh chân, người đàn ông có pha xử lý cực chất

Clip: Bị trăn quấn quanh chân, người đàn ông có pha xử lý cực chất

Thay vì tỏ ra hoảng sợ, người đàn ông đã bình tĩnh túm lấy cổ con trăn khổng lồ, kéo nó ra khỏi chân mình rồi quẳng ra bãi cỏ.

Đăng ngày: 19/09/2021
Đoạn phim tài liệu của Netflix khiến hàng trăm người rơi nước mắt trong buổi công chiếu

Đoạn phim tài liệu của Netflix khiến hàng trăm người rơi nước mắt trong buổi công chiếu

Jamie McPherson, người trực tiếp đứng máy ghi hình cảnh tượng này cho biết: “Đây là điều tồi tệ nhất mà tôi từng quay!"

Đăng ngày: 19/09/2021
Tê giác chết đuối trong lần đầu 'hẹn hò'

Tê giác chết đuối trong lần đầu 'hẹn hò'

Cuộc gặp mặt đầu tiên với tê giác đực mới chuyển tới vườn thú trở thành thảm họa khi tê giác cái rơi xuống hồ nước trong lúc chạy trốn và chết đuối.

Đăng ngày: 19/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News