Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn
Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia, họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại. Là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, chúng có thân dài, chân khỏe, một số loài tiết nước bọt có độc.
Kỳ đà thạch nam (Varanus rosenbergi) dài 1,5 mét, phân bố gần bờ biển phía Nam Australia. Có khẩu phần đa dạng, kỳ đà - loài sát thủ trong thế giới thằn lằn đào bới rất khỏe và thường kiếm ăn dưới mặt đất.
Kỳ đà hoa (Varanus salvator) dài 2 mét, sống trong rừng mưa và các sinh cảnh ẩm ướt ở Nam Á, thường cư trú gần nguồn nước. Kích thước lớn cho phép chúng săn được nhiều loại con mồi khác nhau.
Kỳ đà vân (Varanus bengalensis) dài 1,7 mét, phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Con non của chúng chủ yếu ăn thực vật, trong khi con trưởng thành săn côn trùng, động vật có xương sống nhỏ và trứng chim.
Kỳ đà xavan (Varanus exanthematicus) dài 1,3 mét, sống trong sinh cảnh xavan ở khu vực châu Phi Hạ Sahara. Chúng có các chi mạnh mẽ dùng để đào bới, bộ hàm khỏe và răng cùn, giống như răng cưa.
Kỳ đà khổng lồ Úc (Varanus Giganteus) dài 2,5 mét, là loài thằn lằn lớn nhất Australia, sống ở các vùng khô hạn của châu lục này. Dù kích thước lớn, chúng khá nhút nhát. Nước bọt của loài này có độc tính nhẹ.
Kỳ đà sông Nile (Varanus niloticus) dài 2 mét, là loài bò sát lớn thứ hai châu Phi, chỉ sau cá sấu. Chúng ăn cả xác thối bên cạnh các loại thức ăn thông thường của kỳ đà.
Kỳ đà cát (Varanus gouldii) dài 1,4 mét, sống ở các khu rừng thưa hay đồng cỏ khắp Australia. Chúng tích cực săn đuổi bất cứ động vật nào nhỏ hơn mình.
Kỳ đà đốm vàng (Varanus panoptes) dài 1,4 mét, phân bố ở Australia và phía Nam đảo New Guinea. Chúng săn các loài bò sát khác và hiếm khi xuất hiện xa nguồn nước.
Rồng komodo (Varanus komodoensis) dài 3,1 mét, là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chỉ có ở một số hòn đảo của Indonesia. Là loài săn mồi đáng gờm, chúng chuyên săn những con thú lớn bằng cú đớp mạnh và nước bọt có độc tính.

Vui mừng khi gặp tinh tinh bạch tạng, nhưng các nhà khoa học phải chứng kiến cảnh rùng rợn do đồng loại của nó gây ra
Con tinh tinh bạch tạng chỉ vừa chào đời được khoảng nửa tháng đã bị đồng loại giết chết, nhiều khả năng là do diện mạo khác biệt của nó.

Nhìn bức ảnh này, bạn đoán xem đây là mắt của con gì? Câu trả lời có thể khiến bạn... hết cả hồn đấy!
Đảm bảo khi biết " chủ sở hữu" của đôi mắt này, bạn sẽ bất ngờ lắm đấy.

Clip: Bị trăn quấn quanh chân, người đàn ông có pha xử lý cực chất
Thay vì tỏ ra hoảng sợ, người đàn ông đã bình tĩnh túm lấy cổ con trăn khổng lồ, kéo nó ra khỏi chân mình rồi quẳng ra bãi cỏ.

Đoạn phim tài liệu của Netflix khiến hàng trăm người rơi nước mắt trong buổi công chiếu
Jamie McPherson, người trực tiếp đứng máy ghi hình cảnh tượng này cho biết: “Đây là điều tồi tệ nhất mà tôi từng quay!"

Tê giác chết đuối trong lần đầu 'hẹn hò'
Cuộc gặp mặt đầu tiên với tê giác đực mới chuyển tới vườn thú trở thành thảm họa khi tê giác cái rơi xuống hồ nước trong lúc chạy trốn và chết đuối.

Bằng thân pháp cực kỳ linh hoạt, sóc nhỏ biến màn đi săn của rắn hổ mang thành một "trò lố"
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con trong suốt cuộc đời, nhất là trong trường hợp sinh tử, bản năng người mẹ sẽ trỗi dậy, bất chấp mọi thứ để bảo vệ con của mình.
