Phát hiện loài san hô phổ biến ở Biển Đỏ "di cư" đến Địa Trung Hải
Loài san hô mềm có tên Dendronephthya, được phát hiện ở độ sâu 42m tại khu vực biển gần làng Sdot Yam hồi tháng Năm vừa qua, có thể đã "di cư" từ Biển Đỏ đến Địa Trung Hải thông qua Kênh đào Suez.
Các nhà hải dương học Israel đã phát hiện ở phía Đông Địa Trung Hải có loại san hô thường thấy ở Biển Đỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy loài sinh vật biển này có thể đã "di cư" từ Biển Đỏ đến Đông Địa Trung Hải.
Loài san hô này rất phổ biến ở Biển Đỏ. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN).
Trong công trình nghiên cứu công bố trên Tạp chí Biology, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Haifa của Israel cho biết đây là loài san hô mềm có tên Dendronephthya. Chúng được phát hiện ở độ sâu 42m tại khu vực biển gần làng Sdot Yam hồi tháng Năm vừa qua.
Loài san hô này thường thấy ở những vùng biển nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và phổ biến ở Biển Đỏ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng dù không thể xác định được cách di chuyển chính xác, nhưng loài san hô này có thể đã "di cư" từ Biển Đỏ thông qua Kênh đào Suez đến Địa Trung Hải.
Đây được coi là một phần của Lessepsian Migration - cuộc di cư của các loài sinh vật biển qua Kênh đào Suez, thường là từ Biển Đỏ đến Địa Trung Hải, và hiếm khi theo hướng ngược lại.
Các chuyên gia cho rằng những vùng nước mát hơn ở Địa Trung Hải từng không phải là môi trường phù hợp đối với các loài san hô đến từ vùng nhiệt đới, nhưng rào cản tự nhiên như vậy đang dần biến mất do tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo các nhà nghiên cứu, việc nhiệt độ ở những vùng nước ven biển tăng lên vào mùa Đông cũng như sự thay đổi nhiệt độ ở khu vực Đông Địa Trung Hải kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước có thể tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các loài nhiệt đới xâm lấn.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo do đặc tính phát triển nhanh, san hô Dendronephthya sẽ lan nhanh và có thể trở thành loài phổ biến ở Địa Trung Hải, nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tại đây.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
