Phát hiện loài thằn lằn có thể thở… được dưới nước
Đây là phát hiện đáng kinh ngạc vì trước đây, các nhà khoa học chưa từng ghi nhận loài vật có xương sống nào có thể làm được điều tương tự.
Đó không phải là một loài kỳ nhông hay sa giông mà lại là một loài thằn lằn sống trên cạn thực sự, Anolis oxylophus.
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài thằn lằn này có thể biến mất dưới nước tới 15 phút một lần. Ban đầu, họ cho rằng chúng thực sự rất giỏi trong việc nín thở.
Loài thằn lằn Anolis oxylophus được cho có khả năng "thở" dưới nước đặc biệt.
Tuy nhiên, nhà sinh vật học và nhà làm phim Neil Losin và Nate Dappen đã có những thước phim gây bất ngờ tại Costa Rica khi đoạn video cho thấy loài thằn lằn Anolis oxylophus thực sự đang… thở dưới nước.
Cảnh quay cho thấy loài này có thể lưu trữ oxy và sau đó thở dưới nước. Hành động này chưa từng được ghi nhận hoặc thậm chí nhìn thấy trong các loài thằn lằn trước đây.
Trong đoạn phim của các nhà khoa học, họ quan sát một con thằn lằn Anolis oxylophus cái "yên vị" dưới đáy sông trong gần 10 phút, không nín thở, nhưng có một bong bóng không khí nhỏ mở rộng và co lại trên đỉnh đầu.
Để rõ ràng hơn, hành động kì lạ này của con thằn lằn cái Anolis oxylophus cần phải được nghiên cứu thêm để các nhà khoa học có thể tìm ra chính xác những gì đang diễn ra và công bố kết quả trong một tạp chí.
Nhưng trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu chính xác điều này xảy ra như thế nào, hiện tại, giả thuyết được các nhà nghiên cứu đặt ra đó là nó giống với cách một người thợ lặn hít thở không khí từ bình oxy.
Thực tế, trong tự nhiên có những động vật khác được biết là có hành vi tương tự, chẳng hạn như nhện chuông. Tuy nhiên, đây là ví dụ đầu tiên được ghi nhận về động vật có xương sống trên cạn làm điều tương tự.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
