Phát hiện loại vật thể thiên văn mới: "Trợ thủ của ma cà rồng"

Trong quá trình tìm hiểu về những ngôi sao Be bí ẩn, một loại "ma cà rồng" vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện dấu tích của một vật thể nguy hiểm khác.

Các ngôi sao Be luôn là bí ẩn thú vị đối với các nhà thiên văn. Đó là một tập hợp con của các ngôi sao loại B sáng. Khác với các sao B bình thường, sao Be quay rất nhanh và tạo ra các vòng vật chất quanh quỹ đạo, điều không thấy ở các loại sao khác và vẫn chưa được giải thích cụ thế.

Bằng cách phân tích dữ liệu từ hai vệ tinh cực mạnh Gaia và Hipparcos, các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds (Anh) đã chỉ ra rằng các đặc điểm kỳ lạ của Be là do sự tương tác với 2 người bạn đồng hành.


Sao Be "quái vật" và ngôi sao nạn nhân ở phía xa, đã bị tước bỏ phần bên ngoài - (Ảnh đồ họa: ESO).

Sao Be được cho là một loại "ma cà rồng" vũ trụ. Lý thuyết cho rằng, loại sao quái dị này phát triển từ một hệ sao đôi gồm 2 ngôi sao quay quanh một tâm chung.

Be "săn mồi" và bạn đồng hành nhỏ hơn của chúng thành nạn nhân. Vật chất từ nạn nhân bị nó hút lấy, tạo nên vòng vật chất quanh mình, đồng thời tích lũy thêm mô-men động lượng để tăng tốc độ quay.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tập trung vào một vấn đề: Phạm vi của các hệ sao đôi quay quanh cùng một tâm điểm dường như quá lớn để ngôi sao Be có thể săn tìm và "hút máu" người bạn đồng hành.

Đó là một câu trả lời khó tìm kiếm, bởi chỉ 28% sao Be được xác định kèm với bạn đồng hành. Có một giả thuyết rằng ngôi sao đồng hành đã trở nên quá mờ nhạt để quan sát sau thời gian dài bị "hút máu".

Xem xét dữ liệu về các dạng sao khác nơi có một ngôi sao bị tước bỏ vật chất bởi bạn đồng hành, các nhà khoa học kết luận sao Be có khả năng là một phần của hệ thống nhiều hơn 2 ngôi sao.

Trong đó, ngôi sao thứ ba đóng vai trò như "trợ thủ của ma cà rồng", quay ở quỹ đạo lớn hơn bên ngoài sao Be và sao "nạn nhân".

Sự hỗn loạn của hệ thống ba sao đã giúp trợ thủ ẩn mình này có cơ hội đẩy ngôi sao nạn nhân lại gần ngôi sao Be hơn, trong khi chính nó lại lùi ra xa.

Khoảng cách đủ gần đã giúp Be dễ dàng "ăn uống" hơn, phát triển tốt hơn để đạt được trạng thái "quái vật" mà các nhà thiên văn hay quan sát được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News