Quỹ đạo kỳ lạ của một ngôi sao quanh lỗ đen một lần nữa chứng minh Einstein đã đúng
Thuyết tương đối rộng của Albert Einstein tiếp tục chứng minh giá trị của mình, 108 năm sau thời điểm được công bố chính thức.
Sau gần 3 thập kỷ quan sát S2 - ngôi sao nằm gần nhất so với lỗ đen khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà - cuối cùng các nhà khoa học cũng phát hiện ra những thay đổi nhỏ trong quỹ đạo bay của thiên thể xa xôi.
S2 bay với quỹ đạo hình elip kéo dài tới hơn 15 năm, và vừa tiếp cận lỗ đen khổng lồ Sagittarius A* vào cuối năm ngoái; cụ thể, S2 chỉ cách Sagittarius A* 20 tỷ kilomet. Nếu mô tả lực hấp dẫn của Isaac Newton là đúng, S2 sẽ giữ nguyên quỹ đạo của mình so với lần bay trước. Nhưng thực tế, điều này đã không xảy ra.
Các quỹ đạo của S2 tạo ra một hình "spirograph" trong không gian.
Theo quan sát của các nhà khoa học, S2 đã bay chệch đi so với quỹ đạo của 16 năm về trước, khi trục hình elip (tạo nên từ quỹ đạo bay của S2) lệch chút đỉnh. Những chi tiết này được nêu rõ trong báo cáo thực hiện bởi nhóm tới từ Đài Thiên văn Rất Lớn trực, và đăng tải trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.
Quỹ đạo của S2 và những ngôi sao khác quanh lỗ đen Sagittarius A* - Video: Đài thiên văn Nam Châu ÂU (ESO).
Trong thuyết tương đối rộng, hiện tượng tạo ra quỹ đạo cong này có tên khoa học là “đường trắc địa Schwarzschild”, đặt theo tên nhà vật lý thiên văn Karl Schwarzschild, người đã góp công lớn trong việc giải nghĩa thuyết tương đối rộng.
Do ảnh hưởng của lỗ đen khổng lồ, quỹ đạo di chuyển mới của ngôi sao S2 tạo ra một hình “spirograph” như được mô tả trong video dưới đây, và đồng thời cho thấy thuyết tương động rộng đã lại đúng!
Họa sĩ của ESO mô tả đường bay của ngôi sao S2 - (Video: ESO).
Các nhà khoa học khẳng định việc theo dõi đường bay của S2 cho phép họ nghiên cứu sâu hơn về những vật chất vô hình trong mắt thường, trong số đó có những lỗ đen nhỏ hơn hay vật chất tối, tồn tại quanh Sagittarius A*. Bằng cách này, chúng ta có thể hiểu hơn về cách những lỗ đen sinh trưởng theo thời gian.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời
Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.
