Bong bóng bí ẩn hiện ra giữa trung tâm dải Ngân hà cuối cùng cũng được "giải mã"

Vào năm 2010, kính thiên văn không gian Fermi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hai bong bóng bí ẩn nằm ở khu vực chính giữa dải Ngân Hà. Chúng được các nhà khoa học đặt tên là "Bong bóng Fermi", với hình dáng giống như hai cánh của một con sâu bướm khổng lồ, hay hình đồng hồ cát. Trải dài ở hai mặt phẳng Bắc và Nam của trung tâm Ngân hà, hai bong bóng khổng lồ gồm khí, bụi và tia gamma này có đường kính lên tới 50000 năm ánh sáng, bằng khoảng ½ đường kính dải Ngân Hà. 

Bong bóng bí ẩn hiện ra giữa trung tâm dải Ngân hà cuối cùng cũng được giải mã
Bong bóng Fermi.

Đáng chú ý, kể từ khi được phát hiện lần đầu cho tới nay, Bong bóng Fermi đã khiến nhà thiên văn học trên thế giới phải "đau đầu" do không tìm được nguồn gốc xuất xứ của cấu trúc tia gamma khổng lồ này. Tuy nhiên, một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí thiên văn The Astrophysical Journal vào ngày 14/5 vừa qua cho thấy, có sự liên quan giữa Bong bóng Fermi và các hoạt động của lỗ đen siêu khổng lồ ở trung tâm dải Ngân hà cách đây 6 triệu năm về trước.

Thông qua các mô hình giả lập 3D được xử lý trên các siêu máy tính, các nhà khoa học cho rằng Bong bóng Bong bóng Fermi có thể được sinh ra sau một một đợt bùng phát sóng xung kích từ lỗ đen siêu khổng lồ ở trung tâm thiên hà, vốn được biết đến dưới cái tên Sagittarius A* (hay Sgr A*).

Theo đó, vào 6 triệu năm về trước, khi hố đen Sagittarius A hút vật chất vào bên trong chân trời sự kiện, nó đã phun ra 2 luồng bức xạ năng lượng cao, vốn bay theo hướng ngược lại từ trung tâm thiên hà với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. 

Bong bóng bí ẩn hiện ra giữa trung tâm dải Ngân hà cuối cùng cũng được giải mã
Các hố đen siêu khổng lồ ở trung tâm thiên hà khi "ngấu nghiến" vật chất thường phát ra các tia năng lượng cao theo 2 hướng.

Ngay sau khi các luồng bức xạ siêu mạnh này được phát ra, một đợt sóng xung kích cũng được tạo ra đồng thời, quét ngang qua các đám mây khí gas ở khu vực trung tâm thiên hà. Những đám mây khí gas này sau khi bị nén và đốt cháy bởi sóng xung kích sẽ liên tục mở rộng vào khu vực không gian liên thiên hà theo cả hai hướng, tạo thành Bong bóng Fermi. Toàn bộ quá trình này kéo dài trong khoảng một triệu năm, nhóm nghiên cứu cho biết.

"Một đợt sóng sóng xung kích ngay lập tức được tạo ra khi luồng bức xạ năng lượng cao "xuyên thủng" đám mây khí gas. Sau khoảng một triệu năm, lỗ đen Sagittarius A* ngừng phát ra các tia năng lượng. Sau khoảng 5 triệu năm, Bong bóng Fermi mở rộng ra kích thước như hiện tại", các nhà khoa học cho biết.

Theo các nhà nghiên cứu, giả thuyết sóng xung kích giải thích một số đặc điểm của khu vực trung tâm thiên hà, bao gồm nhiệt độ cực cao của Bong bóng Fermi. Đồng thời, nó cũng lý giải được vì sao các cạnh dưới của Bong bóng Fermi trùng khớp hoàn hảo với các cấu trúc tia X.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loại vụ nổ mới trong vũ trụ

Phát hiện loại vụ nổ mới trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học hôm 26/5 cho biết đã khám phá ra một loại vụ nổ sao mới, khác biệt với vụ nổ tia gamma và siêu tân tinh.

Đăng ngày: 02/06/2020
SpaceX mở ra kỷ nguyên du hành không gian thương mại

SpaceX mở ra kỷ nguyên du hành không gian thương mại

Chuyến bay chở hai phi hành gia lên trạm ISS do SpaceX và NASA hợp tác tiến hành tạo ra bước ngoặt mới trong lĩnh vực du hành không gian.

Đăng ngày: 02/06/2020
Phát hiện

Phát hiện "Trái đất khác" có thể có nước, có sự sống và ngay cạnh chúng ta

Hệ sao Proxima cách trái đất chỉ 4,2 năm ánh sáng có thể chính là quê hương của một hành tinh có sự sống khác.

Đăng ngày: 01/06/2020
Việt Nam chuẩn bị chiêm ngưỡng 2 hiện tượng hiếm gặp: Nguyệt thực nửa tối và nhật thực hình khuyên

Việt Nam chuẩn bị chiêm ngưỡng 2 hiện tượng hiếm gặp: Nguyệt thực nửa tối và nhật thực hình khuyên

Trong tháng 6 này, người yêu thiên văn có cơ hội được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực nửa tối khiến Mặt trăng chuyển màu đỏ nhạt và hiện tượng nhật thực hình khuyên rất hiếm gặp.

Đăng ngày: 01/06/2020
SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ chở người lên trạm ISS

SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ chở người lên trạm ISS

Tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon lên quỹ đạo từ bệ phóng 39A ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida vào 2h22 ngày 31/5 theo giờ Hà Nội.

Đăng ngày: 01/06/2020
Phát hiện

Phát hiện "vòng tròn lửa" cách Trái đất 11 tỷ năm ánh sáng

Trong dữ liệu hơn 4.000 thiên hà được phát hiện, R5519 phát ra ánh sáng mạnh mẽ và có cấu trúc hình vòng rõ ràng nhất.

Đăng ngày: 31/05/2020
Chúng ta suýt nữa đã có Mặt trời thứ hai

Chúng ta suýt nữa đã có Mặt trời thứ hai

Phần lớn hệ sao trong vũ trụ có hai hoặc ba ngôi sao. Tuy nhiên, Hệ Mặt trời lại chỉ có một ngôi sao duy nhất.

Đăng ngày: 31/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News