Phát hiện lớp sóng vô hình đang "cuồn cuộn" trên Trái đất

Theo các chuyên gia, những con sóng vô hình này chính là rối loạn trong tầng khí quyển thấp của Trái đất.

Lớp sóng vô hình trên Trái đất

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR) mới đây đã công bố video ghi lại hình ảnh về những con sóng trọng lực vô hình đang "gợn" trên khắp hành tinh. Thực chất, những con sóng trọng lực vô hình này chính là rối loạn trong tầng khí quyển thấp của Trái đất.

Phát hiện lớp sóng vô hình đang cuồn cuộn trên Trái đất

Nhà khoa học Hanli Liu - người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy một bức tranh toàn cầu về các sóng trọng lực ở thượng tầng khí quyển và nghi ngờ về tầm quan trọng của chúng. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã có thể nắm bắt, chiêm ngưỡng được hình ảnh những con sóng của toàn bộ bầu không khí".

Các chuyên gia thuộc NCAR đã dựa vào mô hình khí hậu trên Trái đất và phân tích chúng. Họ đã tạo ra hai phiên bản, một phiên bản tiêu chuẩn của mô hình với những hình ảnh mờ của hiện tượng diễn ra trên quy mô nhỏ hơn 2.000km. Phiên bản thứ hai đã cung cấp hình ảnh rõ nét hơn khi được thực hiện với quy mô khoảng 200km.

Các năng lượng tính toán cường độ độ cao của hệ thống Yellowstone thuộc NCAR là những siêu máy tính và có thể chạy với độ phân giải cao.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, Liu và các đồng nghiệp đã chứng minh sự xuất hiện của sóng trọng lực được tạo ra bởi một cơn bão nhiệt đới phía Đông nước Úc và dần tăng lên. Mô hình này cho thấy về hiện tượng sóng tàng hình trên toàn bộ khu vực Thái Bình Dương - ở độ cao 100km trên bề mặt Trái đất.

Phát hiện lớp sóng vô hình đang cuồn cuộn trên Trái đất

Theo các chuyên gia, những rối loạn trong không khí có thể gây nguy hiểm cho vệ tinh, hệ thống định vị GPS, cột phát sóng truyền hình. Những tần điện ly - tầng cao của khí quyển cũng bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn thời tiết trong không gian, từ các yếu tố nằm sâu trong lòng Trái đất.

Những rối loạn Trái đất sinh ra có thể gây khó khăn cho các nhà khoa học khi hoạt động của bão Mặt trời ngày càng trở nên mạnh mẽ. Hanli Liu cho biết: "Khi sóng trọng lực dao động cùng tầng điện ly, chúng có thể là khởi nguồn của sự bất ổn". Với những kết quả tìm được này, các chuyên gia sẽ có bức tranh đầy đủ hơn về quá trình trong tầng điện ly.

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những con sóng vô hình này:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News