Phát hiện Maggie - bóng ma dài 3.900 năm ánh sáng vắt ngang thiên hà chứa Trái đất
Maggie là cấu trúc dạng sợi bí ẩn, chưa từng biết, và là một trong những thứ lớn nhất từng được quan sát trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way.
Theo bài công bố trên Astronomy & Astrophysics, dựa trên dữ liệu thu được từ dự án THOR, một chương trình quan sát dựa trên hệ thống siêu kính viễn vọng Karl G.Jansky Very Large Array (VLA) đặt ở New Mexico, các nhà khoa học xác định được Maggie, trông như con rắn vũ trụ khổng lồ làm bằng hydro, đang vắt vẻo phía bên kia của đĩa Milky Way (Ngân Hà).
Hình ảnh ngoạn mục về Maggie - (Ảnh: ESA/Gaia/DPAC/T. Müller/J. Syed/MPIA)
Đó là một đám mây khí phân tử có độ lớn khác thường. Trong khi các đám mây khí phân tử lớn nhất từng được biết đến trước dây chỉ dài khoảng 800 năm ánh sáng, Maggie đạt tới kích thước 3.900 năm ánh sáng và rộng tận 130 năm ánh sáng.
Tờ Science Alert dẫn lời tiến sĩ Henrik Beuther, người đứng đầu THOR, cho biết các quan sát đã cho phép họ xác định vận tốc của khí hydro trong Maggie và nhận thấy nó tương đối đồng nhất từ đầu đến cuối, cho thấy Maggie là một vật thể rất mạch lạc. Cái tên Maggie do ông lấy từ tên con sông dài nhất quê hương Columbia của mình: Río Magdalena, với tên Anh hóa là Magaret hay Maggie.
Maggie là một vật thể hiện diện từ rất sớm, trong buổi bình minh của vũ trụ.
Nghiên cứu quốc tế có sự tham gia của Viện Thiên văn Max Planck (MPIA), nơi tiến sĩ Beuther đang công tác, Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian (CfA), Viện Max Planck về Thiên văn vô tuyến (MPIFR), Đại học Calgary, Đại học Heidelberg, Trung tâm Vật lý thiên văn và khoa học hành tinh, Viện Thiên văn Argelander, Viện Khoa học Ấn Độ và Phòng thí nghiệp Sức đẩy phản lực của NASA (JPL).

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
