Phát hiện mẹ con đàn nhện nguyên vẹn trong miếng hổ phách 99 triệu năm
Các nhà nghiên cứu phát hiện mẫu hổ phách ở Myanmar chứa nhện mẹ đang bảo vệ đàn con.
Hổ phách giống như một viên nang thời gian, bảo tồn cấu trúc ba chiều của động vật, thực vật thời tiền sử. Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện mẫu vật về một cảnh tượng thú vị trong tự nhiên tại Myanmar.
Khối hổ phách thậm chí bảo quản tơ nhện quấn những quả trứng lại với nhau.
Trong 4 khối hổ phách các nhà nghiên cứu tìm thấy, mẫu vật đặc biệt nhất chứa xác con nhện cái lớn với một phần bọc trứng bên dưới. Một con nhện cái trưởng thành đang chăm sóc, che chở, bảo vệ cho túi trứng sắp nở khoảng 100 con nhện con. Khối hổ phách thậm chí bảo quản tơ nhện quấn những quả trứng lại với nhau.
Con cái cũng có tư thế giống như những con nhện cái ngày nay đang bảo vệ trứng của chúng khỏi những kẻ săn mồi. Khi đó giọt nhựa cây rơi trúng con nhện nên nó cùng túi trứng mãi mãi nằm lại bên trong.
Paul Selden, Giáo sư danh dự Gulf-Hedberg tại Đại học Kansas cho biết: "Con nhện cái đang ôm chặt một túi trứng chứa trứng sắp nở, bạn có thể nhìn thấy những con non nhỏ trước khi nở trong túi trứng. Con nhện cái đang sống ẩn mình trong một kẽ hở trên vỏ cây".
Hình ảnh mô tả mẹ con đàn nhện trước khi mắc kẹt trong miếng hổ phách
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quét CT để phát hiện đôi mắt nhỏ xíu và các đặc điểm khác giúp tiết lộ danh tính của con nhện cũng như những con nhện nhỏ ở mức chi tiết 3D.
Hiện nay, những khối hổ phách được bảo quản tại Phòng thí nghiệm Tiến hóa Côn trùng và Thay đổi môi trường ở Trường Khoa học Đời sống thuộc Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ba mẫu hổ phách khác chứa nhện non với số lượng lần lượt là 24, 26 và 34 cùng với ít sợi tơ nhện, vài chiếc chân. Vì chúng có kích thước gần giống nhau, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có thể chúng là anh em ruột.
Đây là loài nhện Lagonomegopidae, hiện đã tuyệt chủng, chúng có hai mắt lớn ở trước đầu giống nhện nhảy ngày nay. Loài nhện có lịch sử lâu đời và xuất hiện lần đầu tiên trong thời Kỷ Than đá từ 359 đến 299 triệu năm trước.
Loài nhện nổi tiếng với việc thể hiện sự chăm sóc con cái cẩn thận và đây là phát hiện hiếm hoi thể hiện tình mẹ con của nhện trong tự nhiên.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
