Phát hiện mộ cổ 2.000 năm, giật mình sinh vật sống bên trong bò ra
Xưa nay, giới trộm mộ thường truyền tai nhau rằng, khi cửa mộ cổ mở ra, phải đợi một lúc mới được bước vào đề phòng cạm bẫy hoặc khí độc nếu không có thể bị trọng thương hoặc mất mạng. Nhưng trong ngôi mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hồ Bắc, Trung Quốc các chuyên gia còn phát hiện ra thứ kỳ lạ hơn rất nhiều.
Theo KK News, khi khai quật một mộ cổ thời Tây Hán có niên đại hơn 2.000 năm, các nhà khảo cổ cảm thấy cấu trúc của toàn bộ ngôi mộ cổ rất phức tạp, cộng với yếu tố địa lý, khí hậu, vị trí, nên bên trong mộ cổ có rất nhiều nước. Điều này khiến họ rất vất vả trong công cuộc khai quật ngôi mộ này.
Theo đó, để làm sạch khiến lăng mộ khô ráo, trước tiên các chuyên gia phải hút nước rồi tiến hành sàng lọc bùn đất một cách cẩn thận.
Tuy nhiên, trong quá trình sàng lọc bùn đất, các chuyên gia giật mình thấy có thứ gì đó đang động đậy. Mặc dù bị bất ngờ, nhưng ai nấy đều rất tò mò và nhanh chóng xúc bùn đất để làm sạch mộ cổ. Sau đó, tất cả mọi người đều vô cùng kinh ngạc phát hiện một con rùa khổng lồ, rất già bò ra từ trong mộ cổ. Đây là lần đầu tiên nhóm chuyên gia này đào được một sinh vật sống từ một ngôi mộ cổ hơn 2.000 năm.
Ngày nay nhiều người thích nuôi một chú rùa nhỏ làm thú cưng vì rùa vốn là sinh vật hiền lành, không ồn ào và dễ chăm sóc. Người Trung Quốc vốn có tin rằng rùa có liên quan đến tuổi thọ và chúng cũng mang lại điềm lành, vì vậy nuôi rùa làm thú cưng trở nên phổ biến cũng là điều không lạ.
Từ thời cổ đại, thực tế đã có nhiều người Trung Quốc nuôi rùa. Vậy liệu có phải chủ nhân cổ mộ đã được chôn cất cùng rùa cưng của mình hay không?
Rùa khổng lồ từng được phát hiện trong cổ mộ ở Hồ Bắc. (Ảnh minh họa: KK News).
Thực tế, chuyện này không phải là chưa có tiền lệ. Nhiều tài liệu nói rằng, ngày xưa người Trung Quốc dùng mai rùa để bói toán nên loài vật này luôn được coi là loài vật linh thiêng, có thể đi lại và biết nhiều điều trong thế giới âm - dương. Một số mộ cổ cũng ghi chép về tục chôn rùa theo người chết thời cổ đại Trung Quốc. Theo đó, khi chôn cất người chết, người ta thường chôn theo 1 con rùa nhỏ bên dưới quan tài với niềm tin rằng, người chết có thể "cưỡi" con rùa này đi lại ở cõi âm.
Nghĩ đến đây, một số người có thể rùng mình. Nếu con rùa khổng lồ trên thực sự được chôn cùng với chủ nhân cổ mộ, nó sẽ có tuổi thọ cả nghìn năm. Bởi cổ mộ này đã tồn tại hơn 2.000 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy ngôi mộ khá kín, dường như chưa từng bị phá hủy vì vậy khả năng sống sót hàng nghìn năm của con rùa bên trong cổ mộ là vô cùng thấp.
Tuy nhiên, con rùa già khổng lồ rõ ràng còn sống bên trong cổ mộ. Lý thuyết và thực tế quá mâu thuẫn khiến các chuyên gia gấp rút tìm cách giải mã bí ẩn.
Cuối cùng, một chi tiết nhỏ không được chú ý từ ban đầu đã trở thành chìa khóa giúp họ giải mã bí ẩn. Hóa ra cổ mộ này đã từng bị trộm mộ ghé thăm. Bằng chứng là một số di vật đáng lẽ phải có bên trong cổ mộ đã bị mất mặc dù các nhà khảo cổ vẫn tìm thấy nhiều cổ vật quý giá khác. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, con rùa đã vô tình chui vào trong cổ mộ và may mắn sống sót từ lần trộm ghé thăm cổ mộ này.
Theo KK News, không chỉ riêng cổ mộ ở Hồ Bắc mà trên thực tế, đã có vài trường hợp rùa còn sống được phát hiện trong các ngôi mộ cổ khác.
Chẳng hạn trong vụ phát hiện 4 cổ mộ tại công trường xây dựng cơ sở hạ tầng của một trạm điện ở Bắc Kinh, trong quá trình khai quật, một con rùa còn sống và nặng 3 kg đã bò ra khiến nhiều người sửng sốt. Ban đầu, một số người cũng cho rằng, con rùa được chôn cùng chủ nhân cổ mộ và ước tính nó đã hơn nghìn năm tuổi. Nhưng thực tế, đây chỉ là một con rùa bình thường, tình cờ chui vào cổ mộ sau khi ngôi mộ bị trộm mộ đào xới tìm cổ vật.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
