Phát hiện mới: Chuột không cười bằng miệng mà bằng tai

Làm sao chúng ta biết khi nào một chú chuột đang vui vẻ? Câu trả lời nằm chính ở đôi tai của nó. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, tương tự cách con người cười để biểu đạt sự thỏa mãn, loài chuột sẽ thả lỏng đôi tai, mà sau đó sẽ ửng hồng.

Trước đây đã có nhiều nghiên cứu xem xét biểu hiện của loài chuột khi buồn rầu hoặc lo lắng, chủ yếu là vì chúng là loài sinh vật được dùng để thí nghiệm nhiều nhất, và họ muốn biết khi nào chúng đang chịu tác động tiêu cực. Lấy ví dụ, những con chuột đang lo lắng, sẽ tách riêng khỏi đàn và không giao tiếp, hay không chịu cố gắng vùng thoát khi bị nhấc lên bằng đuôi. Các nhà khoa học thậm chí đã phát minh ra một "thang đo độ nhăn nhó của chuột (rat grimace scale)" để đánh giá mức độ đau đớn con chuột đang phải chịu đựng thông qua các biểu hiện trên gương mặt.

Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành để nhận diện cảm xúc tích cực ở chuột.

Phát hiện mới: Chuột không cười bằng miệng mà bằng tai
Một chú chuột vui vẻ cười bằng đôi tai. (Ảnh: PLOS ONE).

Gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi bị cù lét, loài chuột dường như biểu lộ ra sự vui thích, thậm chí chúng còn phát ra âm thanh – dù rằng ở mức tần số quá cao so với khả năng tiếp nhận của tai người – theo cách thức tương tự như khi chúng ta cười. Dựa trên điều này, các nhà nghiên cứu đã quyết định dùng biện pháp chọc lét vùng bụng để xem xem các biểu hiện trên gương mặt chuột thay đổi như thế nào khi chúng vui vẻ.

Phát hiện mới: Chuột không cười bằng miệng mà bằng tai
Các nhà khoa học đang thử nghiệm chọc lét chuột. (Ảnh: Internet).

15 đối tượng thí nghiệm đã bị nhóm nghiên cứu chọc lét, sau đó được chụp hình khuôn mặt để xem xem có bất kỳ thay đổi nào đáng kể hay không. Họ phát hiện thấy các con chuột trên thực tế đã "cười" bằng tai. Khi chuột vui vẻ, tai chúng rủ xuống và thả lỏng, đồng thời ửng đỏ. Còn khi chúng không vui, ví như khi bị tấn công bằng tiếng ồn trắng, tai chúng sẽ vểnh ra phía trước.

Phát hiện mới: Chuột không cười bằng miệng mà bằng tai
Trái: Chuột đang vui vẻ, khi tai chúng rủ xuống, thả lỏng, hơi ửng hồng. Phải: Chuột không vui, khi tai chúng vểnh ra phía trước. (Ảnh: Internet)

Hiện vẫn chưa rõ cơ chế đằng sau hiện tượng này. Tai chúng rủ xuống có lẽ do cơ chế thư giãn ở chuột, nhưng sự thay đổi màu sắc vùng tai thì khá khó giải thích. Tai chúng chuyển hồng vì sự gia tăng lưu lượng máu chảy đến lỗ tai chúng, nhưng chưa rõ nguyên nhân là do chúng đang vui vẻ, hay do sự gia tăng hoạt động thể chất khi bụng chúng bị cù.

Chúng cảm thấy thế nào khi cười và rủ tai xuống, điều này thậm chí còn khó hiểu hơn, chính vì chúng ta không thể trực tiếp hỏi anh bạn gặm nhấm đầy lông lá này. Nhưng các nhà khoa học có thể nhìn vào kết quả chụp quét não, và chính vì não bộ chúng có cấu trúc và cơ chế liên kết khá tương đồng với chúng ta, bao gồm các chất hóa học và chức năng tương tự, nên không quá xa vời khi cho rằng chúng có cùng cảm nhận với chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài thằn lằn giống hệt rồng

Phát hiện loài thằn lằn giống hệt rồng

Theo báo cáo của Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) có 163 loài mới được phát hiện tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó có 87 loài phát hiện ở Việt Nam.

Đăng ngày: 21/12/2016
Chú mèo 2 chân gây sốt mạng xã hội

Chú mèo 2 chân gây sốt mạng xã hội

Bị mất 2 chân trước, chú mèo tên Able ở Thái Lan vẫn có thể leo cầu thang, nhảy cao hoặc đuổi bắt con mèo khác...

Đăng ngày: 21/12/2016
Các nhà khoa học nói khỉ có thể nói được như người

Các nhà khoa học nói khỉ có thể nói được như người

Cấu trúc giải phẫu cho thấy khỉ có đủ các bộ phận để phát âm. "Em sẽ lấy anh nhé?" có lẽ là câu nói lãng mạn nhất mà con người nói với nhau, nhưng nếu câu đó bắt nguồn từ một con khỉ thì nghe hơi bị lạnh gáy.

Đăng ngày: 20/12/2016
Xôn xao vì hàng chục con bướm

Xôn xao vì hàng chục con bướm "khủng" bất ngờ xuất hiện

Nhiều ngày qua, người dân xã Vĩnh Bình (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) bất ngờ khi một đàn bướm có kích thước

Đăng ngày: 19/12/2016
Bầy tuần lộc lớn nhất thế giới biến mất gần một nửa

Bầy tuần lộc lớn nhất thế giới biến mất gần một nửa

Quần thể tuần lộc hoang dã lớn nhất thế giới sống trên bán đảo Taimyr của Nga đã giảm 40% cá thể do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.

Đăng ngày: 16/12/2016
Loài nhện mới giống mũ phép thuật của Harry Potter

Loài nhện mới giống mũ phép thuật của Harry Potter

Các nhà khoa học tìm thấy loài nhện mới chỉ dài 7mm trong rừng ở Ấn Độ có hình dáng giống hệt Chiếc mũ Phân loại trong truyện Harry Potter.

Đăng ngày: 15/12/2016
Anh nông dân Cần Thơ gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước

Anh nông dân Cần Thơ gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước

Khi có khách đến chơi, anh Tín gọi hàng chục nghìn con cá lóc "bay" lên mặt nước nhảy múa đãi mắt khách. Màn biểu diễn kỳ lạ có một không hai này khiến bất cứ ai xem đều không khỏi thích thú.

Đăng ngày: 14/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News