Phát hiện mới có thể viết lại thời điểm tìm ra châu Mỹ

Năm 1021 mới chính là thời điểm những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ, theo một nghiên cứu mới được công bố.

Christopher Columbus từ lâu đã được ghi nhận là người đầu tiên khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu mới đây đã phát hiện rằng người Viking đã làm được điều này trước cả Colombus tới gần 500 năm.

Nghiên cứu trên, được công bố trên tạp chí khoa học Nature, cho biết thông qua việc nghiên cứu niên đại các cổ vật gỗ được khai quật tại làng cổ L’Anse aux Meadows ở Newfoundland, Canada, các nhà khoa học xác định người Viking đã định cư ở ngôi làng cổ này từ năm 1021.

Phát hiện mới có thể viết lại thời điểm tìm ra châu Mỹ
Làng cổ L'Anse aux Meadows của người Viking tại Newfoundland, Canada. (Ảnh: Russ Heinl).

“Đây là thời điểm duy nhất người châu Âu đặt chân lên châu Mỹ trước Columbus được biết đến", giáo sư khảo cổ Michael Dee thuộc Đại học Groningen (Hà Lan), đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ với báo USA Today.

“Đây cũng là lần đầu tiên thời điểm này được xác định một cách khoa học”, giáo sư khảo cổ Margot Kuitems từ Đại học Groningen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết thêm. “Trước đây, những cột mốc như vậy chủ yếu chỉ được biết đến qua các câu truyện dân gian truyền miệng. Phải đến tận thế kỷ 13, chúng mới được ghi chép chi tiết bằng giấy bút”.

Các nhà khoa học cũng tin rằng, những đồ gỗ được khai quật đều thuộc về người Viking, dựa trên vị trí của chúng ở trong làng L’Anse aux Meadows, cùng các dấu tích cho thấy chúng được gọt đẽo bằng công cụ kim loại, điều mà các thổ dân bản địa chưa thể làm được khi đó.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có thể xác định đúng thời điểm người Viking định cư tại L’Anse aux Meadows bằng các biện pháp như ghi nhận sự đột biến từ một dạng phóng xạ tự nhiên của carbon trên bề mặt mỗi cổ vật, và xác định tuổi đời của chúng qua việc đếm số vòng sinh trưởng trên lát cắt của loại cây làm ra các đồ dùng gỗ này.

Phát hiện mới có thể viết lại thời điểm tìm ra châu Mỹ
Hình phóng lớn một đồ gỗ được gọt đẽo bằng dụng cụ kim loại của người Viking. (Ảnh: Petra Doeve).

Không những thế, nhóm nghiên cứu còn phát hiện một cơn bão Mặt trời lớn đã xảy ra vào năm 992. Nó tạo ra một dấu hiệu carbon riêng biệt đối với vòng sinh trưởng của các cây gỗ kể từ năm đó trở đi.

Theo giáo sư Margot Kuitems, ở 3 trong số các đồ gỗ, được làm từ 3 loại cây khác nhau, có 29 vòng sinh trưởng được xác định đã hình thành sau cơn bão Mặt trời. Điều này đồng nghĩa với việc các cây gỗ làm ra chúng đã bị đốn hạ vào năm 1021.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể biết 1021 là dấu mốc đầu tiên hay cuối cùng trong giai đoạn cư trú của người Viking tại L’Anse aux Meadows. Họ hy vọng sẽ có thể nghiên cứu thêm các cổ vật gỗ được khai quật ở cùng địa điểm để có một cái nhìn chi tiết hơn về giai đoạn này.

Viking là danh từ chung chỉ những bộ tộc cổ phân bố rải rác ở Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển hay Đan Mạch. Sở hữu những kỹ năng chiến đấu, đóng thuyền và đi biển phi thường, người Viking đã chinh phục nhiều lãnh thổ rộng lớn ở các vùng biển phía bắc Đại Tây Dương, và lập ra nhiều làng định cư ở các vùng hiện nay thuộc lãnh thổ Iceland và đảo Greenland.

Sự xuất hiện của người Viking tại Newfoundland cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử, loài người có thể đi đường tròn quanh toàn bộ bề mặt Trái đất. Trước đó, những người đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ cách đây hàng nghìn năm phải đi xuyên Bắc Cực từ Siberia sang Alaska.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch loài bọ cạp biển tiền sử to bằng con chó

Phát hiện hóa thạch loài bọ cạp biển tiền sử to bằng con chó

Những con bọ cạp biển dài một mét từng kiếm ăn ở vùng biển ngày nay là Trung Quốc cách đây 435 triệu năm, sử dụng cặp càng khổng lồ đầy gai nhọn để bắt mồi.

Đăng ngày: 22/10/2021
Đi lặn biển bất ngờ phát hiện thanh kiếm cổ 900 năm tuổi của hiệp sĩ cổ xưa

Đi lặn biển bất ngờ phát hiện thanh kiếm cổ 900 năm tuổi của hiệp sĩ cổ xưa

Một thợ lặn đã phát hiện ra thanh kiếm cổ ở ngoài khơi bờ biển phía bắc của Israel.

Đăng ngày: 20/10/2021
Phát hiện hiện vật Chăm hằng nghìn năm tuổi ở Quảng Ngãi

Phát hiện hiện vật Chăm hằng nghìn năm tuổi ở Quảng Ngãi

Trong quá trình trùng tu Khu di tích đình làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa), ngày 16/10, các bô lão của làng đã tìm thấy một Yoni ngay trước sân của dinh Xích Y, thuộc khu di tích này.

Đăng ngày: 20/10/2021
Sự thật sốc về người đàn ông màu đỏ ở

Sự thật sốc về người đàn ông màu đỏ ở "thành phố hóa đá" 2.000 tuổi

Người đàn ông màu đỏ là một trong các nạn nhân của thảm họa núi lửa Vesuvius kinh hoàng, từng biến đô thành Pompeii, thị trấn Herculaneum và một số thị trấn lân cận khác thành thành phố ma.

Đăng ngày: 19/10/2021
Bước đột phá khảo cổ có thể làm sáng tỏ bí ẩn đắm tàu Hoàng gia 200 năm trước

Bước đột phá khảo cổ có thể làm sáng tỏ bí ẩn đắm tàu Hoàng gia 200 năm trước

Các nhà nghiên cứu ở Riga đã rất xúc động khi tìm thấy phần còn lại của một con tàu đắm từ thế kỷ 19, nhiều khả năng đó là con tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã mất tích từ lâu.

Đăng ngày: 19/10/2021
Phát hiện hình vẽ 3.500 năm tuổi mô tả hồn ma cô đơn

Phát hiện hình vẽ 3.500 năm tuổi mô tả hồn ma cô đơn

Các nhà nghiên cứu phát hiện hình vẽ cổ nhất thế giới về hồn ma trên bảng đất sét của người Babylon cổ đại lưu giữ ở tầng hầm Bảo tàng Anh.

Đăng ngày: 19/10/2021
12.000 năm trước, con người đã thuần thục kỹ nghệ câu cá với lưỡi câu, quả nặng và mồi giả tiên tiến

12.000 năm trước, con người đã thuần thục kỹ nghệ câu cá với lưỡi câu, quả nặng và mồi giả tiên tiến

“Khả năng sử dụng mồi giả cho thấy những hiểu biết chi tiết về hành vi và chế độ ăn của cá”.

Đăng ngày: 18/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News