Phát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thường

Một nghiên cứu mới cho rằng, lợi ích duy nhất của nhựa sinh học là nó không được sản xuất từ dầu mỏ, còn lại nó vẫn độc hại như nhựa thông thường.

Nhựa thông thường được làm từ dầu. Việc sản xuất nhựa thường không bền vững và có thể chứa các chất nguy hiểm nếu ăn phải.


Nhựa sinh học và phân hủy sinh học không an toàn hơn các loại nhựa khác.

Trong những năm gần đây, nhựa sinh học đã xuất hiện trên thị trường như một chất thay thế cho nhựa thông thường. Nhựa sinh học có một số ưu điểm rõ ràng: nó thường được làm từ vật liệu tái chế hoặc cellulose thực vật, có thể phân hủy sinh học. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy nó không phải là không độc hại.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Environment International, nhựa sinh học trên thực tế cũng độc hại như các loại nhựa khác.

Nhựa sinh học không an toàn hơn

Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Lisa Zimmermann, Đại học Goethe ở Frankfurt, Đức, tác giả chính của bài báo cho biết: Nhựa sinh học và nhựa phân hủy sinh học không an toàn hơn các loại nhựa khác”.

Cô Zimmermann chỉ ra rằng, các sản phẩm làm từ cellulose và tinh bột chứa nhiều hóa chất nhất. Chúng cũng gây ra các phản ứng độc hại mạnh hơn trong điều kiện phòng thí nghiệm.


Con người sử dụng một lượng lớn nhựa, và nhựa sinh học chưa rõ ràng là một sản phẩm thay thế tốt.

Phó giáo sư Martin Wagner, Khoa Sinh học của Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) cho biết: “Trong phòng thí nghiệm, ba trong số bốn sản phẩm nhựa sinh học mà chúng tôi biết có chứa các chất nguy hiểm giống như đối với nhựa thông thường”.

Anh Wagner là một trong những cộng tác viên cho PlastX, một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Sinh thái - Xã hội (ISOE) ở Frankfurt.

Nhóm này vừa dẫn đầu cuộc khảo sát lớn nhất cho đến nay về hóa chất trong nhựa sinh học và chất dẻo làm từ vật liệu gốc thực vật.

Nhựa sinh học chứa đến 20.000 chất khác nhau

Đặc biệt, nhóm đã xem xét các chất độc hại trong nhựa sinh học. Trong các thí nghiệm, các chất này có thể gây độc trực tiếp cho các tế bào, hoặc chúng có thể hoạt động như các hormone làm xáo trộn sự cân bằng của cơ thể.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 43 sản phẩm nhựa khác nhau, như dao kéo dùng một lần, giấy đóng gói sô cô la, chai nước uống và nút chai rượu vang.


 Chúng ta không biết các chất trong nhựa ảnh hưởng tới con người ở mức độ nào.

“80% các sản phẩm chứa hơn 1.000 hóa chất khác nhau. Một số trong số chúng có tới 20.000 hóa chất”, Phó giáo sư Wagner cho biết.

Hầu như không thể theo dõi được tuyệt đối tất cả các tác hại có thể có của rất nhiều vật liệu nhựa sinh học khác nhau.

Ngay cả những sản phẩm tưởng như tương tự cũng có thành phần hóa học đặc biệt của riêng chúng. Túi ni lông làm bằng polyetylen sinh học có thể chứa các chất hoàn toàn khác với nút chai làm bằng chất liệu tương tự.

Phó giáo sư Wagner nói: “Vì thế, không thể đưa ra tuyên bố chung về tác hại của một số vật liệu nhựa sinh học”.

Các nhà khoa học cho rằng, hiện tại, hậu quả của điều này đối với môi trường và sức khỏe của người dân vẫn chưa chắc chắn. Chúng ta không biết các chất trong nhựa sinh học có thể truyền sang con người ở mức độ nào.

Chúng ta cũng không biết liệu các lựa chọn thay thế cho nhựa sinh học và nhựa thông thường có tốt hơn cho con người và môi trường xung quanh chúng ta hay không, vì có rất nhiều yếu tố tác động. Biết đâu, các giải pháp thay thế lại có thể gây ô nhiễm và hạn chế cơ hội tái chế, hoặc sản xuất thực phẩm phải nhường chỗ để có được nguyên liệu cho các sản phẩm thay thế. Vì thế, các nhà khoa học đề xuất cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người đàn ông

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học

Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Đăng ngày: 26/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những quái vật từng

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại

Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...

Đăng ngày: 26/04/2025
Phụ nữ giọng trầm dễ được chọn làm lãnh đạo hơn

Phụ nữ giọng trầm dễ được chọn làm lãnh đạo hơn

Cả phụ nữ và nam giới đều thích những người lãnh đạo nữ có giọng trầm hơn so với những người có giọng cao, thậm chí trong cả các vị trí nữ lãnh đạo truyền thống, theo một nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Khám phá phương pháp mới tạo ra nước

Khám phá phương pháp mới tạo ra nước

Các nhà khoa học tại Đại Học Illinois đã khám phá ra một phương pháp mới tạo ra nước mà không sinh ra tiếng nổ bốp sau phản ứng hóa học. Họ không chỉ tạo ra nước từ những thành phần “không tưởng” ban đầu, như rượu, mà thí nghiệm của họ

Đăng ngày: 25/04/2025
Những điều hiển nhiên nhưng không phải ai cũng biết về Giáng sinh

Những điều hiển nhiên nhưng không phải ai cũng biết về Giáng sinh

Lễ Giáng sinh được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới với nhiều điều thú vị, thậm chí là gây kinh ngạc.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News