Phát hiện mới về cơ chế hình thành dấu vân tay của con người

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng, cơ chế hình thành dấu vân tay của con người không nằm sâu trong da mà tương quan với sự phát triển của các chi.

Phát hiện mới về cơ chế hình thành dấu vân tay của con người
Một biến thể gần gene EVI1, có liên quan đáng kể đến các dấu vân tay. (Ảnh: BBC)

Phát hiện được đăng tải trên tạp chí Cell, số ra cuối tuần qua đã cung cấp các manh mối di truyền về cách con người thu được dấu vân tay độc nhất của họ và có thể giúp phát hiện các bệnh di truyền ở trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), Đại học Phúc Đán, Đại học Edinburgh (Anh) cùng các viện nghiên cứu tại Mỹ, Ấn Độ và Australia đã quét bộ gene của hơn 23.000 người.

Qua đó, họ nhận thấy 43 locus gene (vị trí gene trên phân tử ADN) có liên quan đến dấu vân tay hoặc các gene trong nhiễm sắc thể của con người và khá nhiều trong số này chưa từng được ghi nhận trước đây.

Nhà nghiên cứu Wang Sijia tại Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe thuộc CAS, đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên cho biết, những gene này có liên quan đến quá trình phát triển chân tay nói chung, thay vì quá trình phát triển trên da như suy đoán trước đây.

Các cộng sự khác tiết lộ một biến thể gần gene EVI1, có liên quan đáng kể đến các dấu vân tay trên ba ngón tay giữa của con người. Nghiên cứu của họ đã đưa ra lời giải thích về mặt sinh học cho việc ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út của có những đường vân gần giống nhau.

Các thí nghiệm trên chuột và mô bào thai người cho thấy yếu tố tạo điều kiện cho gene EVI1 biểu hiện ra bên ngoài là các tế bào trung mô có liên quan tới các chi hơn là các tế bào biểu mô có liên quan tới da.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các mẫu vân tay có tương quan về mặt di truyền với tỷ lệ bàn tay.

Một số bệnh bẩm sinh được phát hiện có liên quan đến các kiểu dấu vân tay cụ thể. Do đó, các nhà nghiên cứu kỳ vọng phát hiện mới này của họ có thể được chuyển đổi thành các công cụ lâm sàng nhằm giúp chẩn đoán sớm bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
ADN trong không khí - bằng chứng sống thú vị

ADN trong không khí - bằng chứng sống thú vị

Các nhà khoa học quốc tế tại Đan Mạch, Anh và Canada hiện đã có thể thu thập và phân tích ADN - phân tử chứa vật liệu di truyền và gene - trích xuất từ không khí.

Đăng ngày: 11/01/2022
Cô gái có tên gọi chứa 1.019 ký tự, giấy khai sinh dài hơn nửa mét

Cô gái có tên gọi chứa 1.019 ký tự, giấy khai sinh dài hơn nửa mét

Cô gái đến từ bang Texas, Mỹ lập kỷ lục thế giới với cái tên có tới 1.019 ký tự, tên dài nhất thế giới.

Đăng ngày: 11/01/2022
Nghiên cứu mới cho thấy: Mỗi tháng thế giới có thể mất đi 1 ngôn ngữ

Nghiên cứu mới cho thấy: Mỗi tháng thế giới có thể mất đi 1 ngôn ngữ

Khi một ngôn ngữ mất đi, chúng ta sẽ đánh mất sự đa dạng văn hóa.

Đăng ngày: 10/01/2022
Nghi lễ bắn pháo hoa 500 năm tuổi mê hoặc nhất thế giới

Nghi lễ bắn pháo hoa 500 năm tuổi mê hoặc nhất thế giới

Được gọi là " pháo hoa của người nghèo", Dashuhua là một nghi lễ bắn pháo hoa 500 năm tuổi được sử dụng ở Nuanquan, Trung Quốc, để chào mừng Tết Nguyên đán.

Đăng ngày: 10/01/2022
Đan sợi phân tử thành vải, các nhà nghiên cứu Anh lập kỷ lục nhờ tạo ra lớp vải mịn nhất thế giới

Đan sợi phân tử thành vải, các nhà nghiên cứu Anh lập kỷ lục nhờ tạo ra lớp vải mịn nhất thế giới

Với thành tựu mới, họ đã được trao chứng nhận kỷ lục Guiness.

Đăng ngày: 10/01/2022
Một khi biết kẹo dẻo được làm ra thế nào, bạn sẽ không muốn ăn chúng nữa

Một khi biết kẹo dẻo được làm ra thế nào, bạn sẽ không muốn ăn chúng nữa

Thành phần quan trọng nhất khiến kẹo có độ dẻo là gelatin. Nhưng nó là gì vậy?

Đăng ngày: 10/01/2022
Đi tìm lời giải về hàng loạt xác ướp trẻ em trong hầm mộ ở Italia

Đi tìm lời giải về hàng loạt xác ướp trẻ em trong hầm mộ ở Italia

Nhóm các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao hàng chục trẻ em cùng chôn cất trong hầm mộ trên đảo Sicily, Italia.

Đăng ngày: 09/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News