Phát hiện mới về lão hóa da

Người ta đổ cho tuổi tác, nắng gió, ô nhiễm làm lão hóa nhanh mà bỏ qua nguyên nhân căn bản - cấu trúc nền da bị tổn thương.

Khoa học đã phát hiện, da thực sự bị các tác nhân như tuổi tác, ánh nắng, ô nhiễm, hóa chất độc hại, stress, bệnh lý... tấn công và gây hại từ độ tuổi 20. Thế nhưng, phải sau 30 tuổi, các dấu hiệu lão hóa như chân chim, nếp nhăn, khô, mảng sạm, đen xỉn, không đồng màu, thiếu sức sống... mới biểu hiện rõ nét.

Cấu trúc da gồm 3 lớp thượng bì, bì và hạ bì... Trong đó, giới khoa học cũng phát hiện các mô liên kết ở bì tạo ra một lớp lớn và quan trọng nhất của da gọi là cấu trúc nền (Extracellular Matrix). Cấu trúc nền gồm các protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) tạo nên sự săn chắc cho làn da, Proteoglycan (dermatan sulfate, hyaluronan) có tác dụng giữ nước dưỡng ẩm. Cấu trúc nền được xem như bộ khung giúp da căng sáng, đàn hồi, giữ độ ẩm thích hợp và nuôi dưỡng da. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa da liễu còn gọi đây là "lớp da thật" (true skin).


Phải sau 30 tuổi, các dấu hiệu lão hóa như chân chim, nếp nhăn... mới biểu hiện rõ nét.

Sau tuổi 30, hệ trục vàng não bộ - tuyến yên - buồng trứng dần suy yếu dẫn đến sức khỏe, đời sống sinh lý giảm sút, khiến làn da bị tổn hại từ bên trong. Đây là yếu tố chuyên biệt nguy cơ gây lão hóa da bắt đầu từ gốc. Bên cạnh đó, khi cấu trúc nền của da bị hư tổn, da dễ khô, nhăn, sạm, thiếu sức sống. Khi cả hai yếu tố cộng hưởng, làn da xuống cấp nhanh hơn.

Vì vậy bảo vệ làn da phụ nữ, không chỉ quan tâm vào yếu tố đơn lẻ mà phải tác động tận gốc vấn đề. Cấu trúc nền khỏe mạnh, làn da sẽ luôn căng sáng, mềm mịn, săn chắc và tươi trẻ, đồng thời chống được tác hại của các tia UV và yếu tố nguy hiểm khác tấn công làn da.


Cấu trúc nền được xem như bộ khung giúp da căng sáng, đàn hồi, giữ độ ẩm thích hợp và nuôi dưỡng da.

Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) đã khẳng định tinh chất P.leucotomos có công dụng căng da, giảm nhăn, phòng ngừa lão hóa nhờ giảm tác động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs. Đặc biệt, giúp giảm hoạt động của tế bào sắc tố gây sạm da đến 50% nhờ trung hòa các chất như superoxide anion, hydroxyl radicals, singlet oxygen, 8-oxd-Guanosine... Các nhà khoa học thậm chí còn gọi P.leucotomos là "kem chống nắng bằng đường uống", giữ da luôn mềm mịn, căng sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News