Phát hiện mới về loài chim nguy hiểm nhất thế giới có móng sắc như dao
Các nhà khoa học mới đây tìm ra nguyên nhân chim đà điểu đầu mào có bộ lông sáng bóng một cách kỳ lạ.
Chim đà điểu đầu mào được xem là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Những ngón chân dài giống như dao găm của một con chim thuộc loài này đã gây ra cái chết của một người đàn ông ở Florida năm ngoái.
Nhưng điều khiến các nhà khoa học phấn khích về loài chim này là vẻ ngoài đặc biệt của nó. Với lông màu đen bóng, cổ màu xanh lam, xanh ngọc, đỏ tươi và một chiếc mào cứng trên đầu, loài chim này trông giống một "con khủng long có gu thời trang".
Một con chim đà điểu đầu mào, loài chim nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: CNN).
"Nó cao hơn một mét và khá nặng. Xương của chúng rất chắc. Loài chim này chắc chắn có thể gây thương tích cho đối phương", ông Chad Eliason, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Bảo tàng Field ở Chicago và là tác giả của một bài báo khoa học về chim đà điểu đầu mào được đăng hôm 13/5 trên tạp chí Science Advances, viết. "Có rất nhiều câu chuyện về những cú đá nguy hiểm của chúng. Chúng giúp bạn nhận ra loài chim có mối quan hệ với khủng long".
Móng vuốt trên chân loài đà điểu đầu mào có thể xé toạc thịt của kẻ săn mồi. (Ảnh: CNN).
Mỗi bàn chân ba ngón của chim đà điểu đầu mào có một móng vuốt dài tới 10 cm giúp nó có thể gây tổn thương tới kẻ săn mồi chỉ bằng một cú đá, theo Sở thú San Diego. Nó cũng có thể chạy với tốc độ lên đến 50 km/h trong những khu rừng rậm rạp và nhảy cao tới 2 m.
Nghiên cứu mới về những chiếc lông được lấy từ một con chim đã chết tiết lộ thứ khiến lông của đà điểu đầu mào có màu đen bóng.
Một mẫu vật đà điểu đầu mào ở Trung tâm đa dạng sinh học Naturalis tại Hà Lan cho thấy bộ lông sáng bóng của loài chim này. (Ảnh: CNN).
Không giống như ở các loài chim có lông bóng khác như chim ruồi hoặc quạ, độ bóng của lông đà điểu đầu mào được tạo thành từ trụ lông, chứ không phải lông tơ, tức các sợi nhỏ trên một cọng lông.
Vì các lông tơ trên lông của đà điểu đầu mào khá thưa thớt, trụ lông tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn ở những con chim "lông dày", khiến những con chim đà điểu đầu mào này tỏa sáng.
Cấu trúc lông của đà điểu đầu mào. (Ảnh: CNN).
"Độ bóng của lông loài chim này nằm ở chỗ hoàn toàn khác (so với các loài chim khác). Thử hình dung một chiếc lông vũ như một cái cây, độ bóng của lông đà điểu đầu mào nằm ở thân cây chứ không phải cành cây", ông Eliason giải thích.
Ba loài của đà điểu đầu mào sống ở các vùng phía bắc Queensland, Australia và New Guinea. Thức ăn của chúng là trái cây.
Nghiên cứu cho thấy cơ chế tạo ra độ bóng độc đáo của lông đà điểu đầu mào tiến hóa theo thời gian.
Ông Eliason nghi ngờ rằng việc không biết bay có thể đã tạo điều kiện để loài chim này tiến hóa để có được lông vũ kỳ lạ như ngày nay.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.
